Ánh sáng là các sóng điện từ có bước sóng từ 400-700nm. Mỗi sóng điện từ có bước sóng khác nhau khi truyền đến mắt sẽ cho ta cảm giác màu sắc khác nhau. Nói chung vùng quang phổ của ánh sáng khả kiến có thể được chia làm 3 vùng chính: Blue (từ 400-500), Green (từ 500-600) và Red (từ 600-700). Những tế bào hình nón trong võng mạc của mắt người cũng có 3 loại nhạy tương ứng với 3 màu này (võng mạc mắt người có 2 loại tế bào: tế bào hình que: nhạy với cường độ ánh sáng (cảm nhận tối hay sáng) và tế bào hình nón (dùng để cảm nhận màu sắc)).
 

tai sao trong in an su dung he mau cmyk thay vi rgb | in ấn


Tại sao dùng hệ màu CMYK mà không dùng RGB khi in ấn ?

Chúng ta nhìn thấy một vật có màu này hay màu kia là do bề mặt của vật phát xạ hoặc phản xạ ra các sóng ánh sáng có các thành phần RGB khác nhau. Vật có màu trắng khi các thành phần này bằng nhau và có màu … đen thui khi vật hấp thụ hoàn toàn ánh sáng chiếu tới. Một trái táo có màu đỏ vì bề mặt vỏ táo đã hấp thụ phần lớn các sóng ánh sáng có bước sóng nắm trong khoảng màu Blue và Green và phản xạ phần lớn các sóng ánh sáng nằm trong vùng màu Red. Bằng cách thay đổi tỉ lệ các màu RGB, người ta có thể tạo ra vô số màu khác nhau, và cách tổng hợp các màu từ 3 màu (nguồn sáng) RGB gọi là tổng hợp màu cộng (gọi là tổng hợp màu cộng vì các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc – additive color). Các màu được sinh ra bằng cách tổng hợp 3 màu cơ bản RGB gọi là hệ màu RGB.

Việc tổng hợp màu RGB chỉ có thể thực hiện trên các vật có khả năng phát ra ánh sáng (ví dụ: màn hình ti-vi, projector…). Trong ngành in ấn, chúng ta in an lên các vật liệu như giấy, nhựa, sắt thép đồng nhôm, ny lông  nói chung là những vật không có khả năng phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu tới, do đó để cho vật có màu này hay màu kia, ta phải làm thế nào để loại bỏ bớt (trừ bớt) một lượng màu RGB trong thành phần ánh sáng phản xạ lại từ bề mặt vật thể. Mực in khi in lên (giấy chẳng hạn) đóng vai trò như một kính lọc, sẽ hấp thụ một lượng màu RGB và do đó sẽ tạo ra màu sắc cần thiết. Cách tổng hợp màu này gọi là tổng hợp màu trừ (subtractive color).

Tại sao lại là 3 màu CMY mà không là màu khác? Vì mỗi màu trong bộ 3 CMY có khả năng hấp thụ hòan toàn 1/3 quang phổ và phản xạ lại 2/3 còn lại. Màu xanh Cyan hấp thụ hoàn toàn màu Red, màu đỏ Magenta hấp thụ hoàn toàn màu Green và màu vàng Yellow hấp thụ hoàn toàn màu Blue của ánh sáng (cái này là trên lý thuyết và áp dụng cho mực in lý tưởng ).

 

tai sao trong in an su dung he mau cmyk thay vi rgb | in ấn


Sự hấp thụ tương ứng của 3 màu mực cơ bản

 

tai sao trong in an su dung he mau cmyk thay vi rgb | in ấn


Sự tổng hợp màu trừ từ các màu mực cơ bản



Còn màu K (black) ở đâu ra? Theo lý thuyết việc in màu chỉ cần dùng 3 màu cơ bản là CMY, tuy nhiên, thực tế các màu đều không hấp thụ hoàn toàn 1/3 quang phổ, do đó khi in chồng 3 màu lên nhau cũng không cho ra được màu đen. Màu đen được thêm vào nhằm làm tăng độ tương phản của hình ảnh và làm giảm bớt lượng mực CMY sử dụng. Các màu được sinh ra bằng cách tổng hợp các màu CMYK gọi là hệ màu CMYK.

Hệ màu RGB là hệ màu cộng (là tổng hợp màu cộng vì các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc) và việc tổng hợp màu RGB chỉ có thể thực hiện được trên các vật có khả năng phát sáng.


tai sao trong in an su dung he mau cmyk thay vi rgb | in ấn
 

Hệ màu CMY là hệ màu trừ ( trên lý thuyết ko cần màu K). ( là những vật không có khả năng phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu tới. Có nghĩa là sẽ hấp thụ bước sóng này và trả lại (phản xạ lại) những bước sóng khác–> tạo nên những màu khác) Chính sự khác biệt về cơ chế tổng hợp màu (màu cộng hay màu trừ) ở mỗi hệ màu mà người ta sử dụng hệ màu trong mỗi lĩnh vực tương ứng


tai sao trong in an su dung he mau cmyk thay vi rgb | in ấn
 

Ví dụ

Ứng dụng hệ màu RGB trong in ấn:

Màn hình ti-vi hay máy tính người ta sử dụng ống phóng điện tử có 3 thành phần chính là Red Green Blue. Bạn có thể thấy được điều đó bằng cách sử dụng kính lúp để xem hay đơn giản là chấm 1 giọt nước lên màn hình(coi chừng nước chảy vào hư máy) bạn sẽ thấy ngay 3 thành phần màu đó. Màu sắc thay đổi do sự thay đổi cường độ phát sáng của 3 thành phần màu tương ứng của các ống phóng điện tử. Trong trường hợp cường độ 3 màu bằng nhau thì sẽ sinh ra màu xám, nếu đạt cực đại thì sẽ sinh ra màu trắng, cực tiểu sinh ra màu đen).

ứng dụng hệ màu CMY trong in ấn:

Trong in ấn thì người ta sử dụng hệ màu trừ vì vật liệu giấy ko là vật liệu tự phát sáng. Thông qua việc phối trộn và thay đổi cường độ đậm nhạt 3 màu C M Y mà ta có những màu sắc tương ứng. Khi 3 màu này cùng đậm như nhau ta có thể tạo ra màu đen (lý thuyết) Nhưng do đặc thù của in ấn ko thể tạo ra sự đậm nhạt cho mỗi thành phần màu nên người ta phát minh ra tram (vậy mới có ĐH ngành in chớ). Qua việc đánh lừa sinh lý mắt người ko thể nhìn thấy những điểm ảnh quá nhỏ bằng cách thay đổi kích thước(to nhỏ) của điểm màu đó trong 1 phạm vi nhất định (chính là hạt tram). Người ta thêm màu K là để tăng độ tương phản và tạo ra màu đen trung thực hơn.

– Nói thêm về hệ màu HSL trong in ấn:

(HSL hay HSB là một) Thực chất đây là một cách biểu diễn màu sắc của hệ màu Red Green Blue theo các thông số về tông màu (H), độ bão hòa màu(S) và độ sáng (Lightness hay Brightness) cho nên hệ màu này chủ yếu dùng để biểu các giá trị màu thông qua các thiết bị phát ánh sáng màu như màn hình máy tính Được ứng dụng trong các chương trình xử lý Photoshop ảnh chẳng hạn (Công cụ Hue/Saturlation đó). Cho nên hệ màu này ko phải là hệ màu để in ấn được (cần phải qua thông công thức chuyển đổi hệ màu RGB –>CMYK).


tai sao trong in an su dung he mau cmyk thay vi rgb | in ấn

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm đôi chút về ứng dụng của 1 vài hệ màu thông dụng trong in ấn.