Không hẳn bạn ạ, khi bạn lỡ đánh mất cơ hội, có khi kì tích sẽ xuất hiện…
1. 8 tuổi, tôi tình cờ thấy một xấp tiền toàn giấy 50 ngàn mới cáu ở bên vệ đường, gần tiệm tạp hóa nhỏ. Khi ấy tôi còn quá nhỏ nên không thể phản ứng nhanh, chỉ ngồi xuống xem xét, vẻ mặt đầy bất ngờ. Khi tôi đang định mang xấp tiền đến đồn công an gần nhà thì một người chạy lại bảo: “Tiền của chú đánh rơi đó con ạ!”. Tôi tin hoàn toàn. Khi đã đi xa, tôi mới phát hiện ra rằng, đó chỉ là một người nhận vơ.
Chuyện này khiến tôi day dứt mãi đến tận năm 15 tuổi. Tôi luôn tiếc hùi hụi: “Nếu lúc ấy mình giả vờ như đó là tiền của mình thì đã có thể mua được đủ thứ món”. Tôi tự khước từ một cơ hội “có nhiều tiền”. Vì đó là một xấp tiền bên vệ đường, nào biết của ai mà trả?
2. Năm 17 tuổi, tôi thích một chàng trai đã được 3 năm. Tôi và cậu ấy là bạn thân. Tôi không dám nói vì sợ mất tình bạn. Ngày tôi chuẩn bị tỏ tình, cậu ấy chính thức quen người khác. Mãi về sau tôi mới biết, cậu ấy thích tôi trước, nhưng sợ tôi khước từ nên muốn làm bạn thân. Dần dà cậu ấy cũng không còn tình cảm đặc biệt với tôi. Tôi đã khóc hết nước mắt vì điều này. Tôi thật ngốc.
3. Năm 20 tuổi, tôi phải tiễn người thân sang nước ngoài định cư. Khi ấy ba mẹ bảo tôi đi tiễn, nhưng vì tôi sợ cảm giác chia xa nên cố tình không đi, chỉ hỏi thăm qua điện thoại. Máy bay cất cánh, tôi được chị kể lại: “Hôm đó cô chú đều cho mỗi đứa một khoản tiền tiêu vặt khá lớn, nhưng vì em không đi nên không được nhận”. Tôi ngẩn người. Số tiền đó đủ cho tôi đóng 2 năm học phí đại học, đủ để tôi mua sắm thỏa thích, đủ để tôi nghỉ đi làm thêm để học bài. Đi làm giữa trời mưa gió, đứng chen chúc trên xe buýt đông nghịt người, nghĩ đến khoản tiền vài triệu kia, tôi bật khóc vì tủi thân. Tại sao khi ấy tôi lại không đi?
Hẳn bạn cũng đang tiếc cho tôi, đúng không?
Nhưng hãy xem tiếp kết quả sau đó của 3 việc trên
8 tuổi, tôi đã biết quý trọng đồng tiền và luôn thực hiện đúng những điều được học ở môn đạo đức. Tôi tình cờ phát hiện một chiếc ví nữa, trong đó có tiền, nhưng đã nhờ ba mẹ giao cho người bị mất sau khi đấu tranh nội tâm. Người ấy khen tôi hết lời, thậm chí còn tài trợ học phí cho tôi. Chính nhờ những lần học thêm từ món “học bổng tình cờ”, tôi giỏi Văn lên hẳn. Chính môn Văn đã giúp tôi đậu đại học sau này. Còn người đàn ông nhặt một xấp tiền lớn, bây giờ làm nghề xe ôm gần nhà tôi. Sau khi nhặt được xấp tiền ấy, chú ấy đã đánh bạc thua hết, thậm chí còn phải vay thêm tiền trả nợ, gần như mất tất cả.
Năm 17 tuổi, khi đang khóc hết nước mắt. Một tên con trai chạy lại chọc tôi. Hắn đẹp trai nhưng nghịch ngợm. Đang đau khổ mà lại bị chọc tức, tôi òa khóc và ghét hắn vô cùng. Từ đó tôi xem hắn như “kẻ thù”. Nhưng hiện tại, “kẻ thù” đó lại chính là…một nửa của tôi. Chúng tôi quen nhau đến tận bây giờ. Tôi luôn mỉm cười, nếu ngày ấy tôi không đau lòng vì con tim tan vỡ, thì giờ đây sao tôi tìm được người yêu tôi hết lòng?
20 tuổi, tôi tiếc món tiền vài triệu nên tự nhủ lòng mình: “Phải tự lực tìm được món tiền tương tự như thế trong 3 tháng”. 1 tháng trôi qua, tôi chưa nghĩ ra được gì hay ho. 2 tháng trôi qua, tôi kiếm được 500 ngàn. Tháng thứ 3, trong một buổi tối tuyệt vọng, tôi thức trắng đêm online và có một kế hoạch kinh doanh hoành tráng. Và bây giờ, tôi không cần phải nhọc công nhiều, nhưng mỗi tháng vẫn kiếm được tiền tiêu vặt đều đặn và có một số dư đáng kể – điều mà không phải sinh viên nào cũng có.
Tôi chợt nghĩ, giá mà mất thêm nhiều cơ hội nữa thì cũng thật thú vị nhỉ?
Nếu như bạn mất đi một cơ hội…
Bài đăng cùng chuyên mục
-
Marketing những trở ngại không thể giải quyết bằng tiền
Chỉ cần thấu hiểu và tránh làm phiền người tiêu dùng, các nhà làm marketing hiện đại có thể giải quyết được nhiều khó khăn mà không cần tốn nhiều tiền. Hàng ngày, người tiêu dùng buộc phải ghi nhận không biết bao nhiêu thông điệp quảng cáo và marketing. Chúng ở khắp nơi, trên đường phố, tại nhà ga, sân bay cho đến những chốn riêng tu như phòng ngủ.
-
Hôn nhân của người tuổi Dần
Người tuổi Dần có khuynh hướng đề cao bản thân nên họ tự quyết định hôn nhân của mình mà ít khi chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Sau khi kết hôn, nếu cả hai hòa hợp được tính cách thì họ sẽ có cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Nhưng nếu chỉ một trong hai không hòa hợp và nhẫn nhịn được thì dễ dẫn đến ly hôn.
-
Phỏng vấn tiến sỹ Ngô Anh Tuấn, trưởng khoa In và Truyền thông
Khoa In và Truyền thông của Trường ĐH SPKT TP.HCM là tên mới của Khoa Kỹ Thuật In, thành lập từ ngày 17/11/1987. Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Khoa đã có nhiều chuyển biến to lớn và đã đạt nhiều thành tích. Nhưng có một thực tế là lượng người biết đến ngành In chưa nhiều. Để hiểu hơn về những hoạt động của Khoa trong những năm gần đây cũng như định hướng phát triển trong những năm tới, Cộng tác viên (CTV) phòng CTHSSV đã có cuộc trò chuyện với tiến sỹ Ngô Anh Tuấn – Trưởng Khoa In và Truyền Thông.
-
Hình ảnh Hội thảo tái chế bao bì giấy đã qua sử dụng tại Hà Nội
Ngày 4/12/2009 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Tái chế bao bì giấy đã qua sử dụng” do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối hợp với tập đoàn Tetra Pak tổ chức với sự góp mặt của các diễn giả đến từ Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Hội thảo đã bàn luận các vấn đề liên quan đến tình hình tái chế giấy/bao bì giấy ở Việt Nam & thế giới, nhu cầu của thị trường về giấy tái chế, bài toán kinh tế, bài toán công nghệ và các vấn đề pháp lý liên quan đến tái chế giấy trong xuất nhập khẩu và môi trường...
-
Nghệ thuật quản lý nhân sự
Để một bộ máy chạy tốt đòi hỏi từng mắt xích cũng phải tốt. Tương tự như vậy, các công ty muốn thành công cần có một đội ngũ nhân viên giỏi và nhiệt tình. Để được như vậy, phần lớn do nghệ thuật dùng người của người quản lý.