Kinh tế khó khăn có khi lại là điều tốt - Kinh te kho khan co khi lai la dieu totKhông còn nghi ngờ gì nữa, Nền kinh tế đang thu nhỏ lại. Một giai đoạn thực sự khó khăn, các doanh nghiệp lơn, nhỏ lâm vào tình trạng phá sản, thất nghiệp, lợi ích cộng đồng không được đảm bảo. Các thương hiệu, cho dù là những thương hiệu tốt nhất đang dần biến mất khỏi bản đồ, tất cả để lại cho chúng ta sự băn khoăn về điều gì sẽ đến.

Có lẽ điều này không phải là quá tệ hại. Nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn bùng nổ kinh tế chưa từng có. Các doanh nghiệp và thương hiệu xuất hiện nhan nhản. Người tiêu dùng tiêu tiền một cách đầy tự tin.

Mọi người luôn có nhiều lựa chọn, các sản phẩm ngày một đa dạng và tốt hơn. Tất cả nằm trong tầm tay của người tiêu dùng.

Đột nhiên, chi tiêu cho tiêu dùng chiếm đến hơn 70% GDP của một quốc gia trong những năm 90. Đây có vẻ là điều không tốt, như chúng ta biết, bất kỳ quả bóng nào cũng được thổi quá lớn trước khi nổ tung. Việc đổ vỡ dẫn đến những khó khăn. Khi người tiêu dùng học về việc cần phải chi tiêu ít hơn, trả nợ và tiết kiệm nhiều hơn, thì các thương hiệu buộc phải lao vào cuộc chiến cạnh tranh. Có rất nhiều thương hiệu đã biến mất khỏi thị trường.

Đây là giai đoạn chúng ta cần có tầm nhìn xa hơn. Nhìn vào quy luật của tự nhiên. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiện đã tạo ra DNA của thế giới. Trong môi trường này, loài mạnh hơn, thích nghi tốt hơn sẽ sống sót và phát triển, củng cố giống loài của mình.

Đối với các thương hiệu cũng vậy, sự suy thoái không thể tránh được đang diễn ra. Vậy, hãy nhìn nhận một cách tích cực hơn. Suy thoái theo chu kỳ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đi chậm lại, nhìn nhận và đánh giá lại thương hiệu của mình. Những công ty nhạy bén sẽ làm như thế, và nếu họ liên tục phân tích, từ đó điều chỉnh những thứ không thực sự phù hợp, họ sẽ tạo ra được lợi thế để tồn tại.

 

Người tiêu dùng ngày càng am tường hơn, khó chịu hơn

 

Người tiêu đang đặt ra những yêu cầu cao hơn cho bản thân. "Chúng ta có thực sự cần nó?" "Nếu chúng ta cần nó, chúng ta cần ngay bây giờ hay chúng ta có thể đợi?" Thậm chí "Chúng ta không cần có nó?" Đây là những câu hỏi đã không được đặt ra trong một thời điểm nào đó.

Đó chính là những cảnh báo cho các thương hiệu tiêu dùng. Người tiêu dùng đang cân nhắc nhiều hơn? Lời khuyên: Có thể giảm giá là lời giải cho tất cả, nhưng nó không phải là thuốc chữa bách bệnh trong giai đoạn kinh tế khó khăn này. Một lời giải mới đã được sử dụng trong văn hóa tiêu dùng và luôn được ca tụng – "ít hơn là tốt hơn" và "Quá mức là khó khăn" – không liên quan nhiều tới giá.

Suy thoái khiến người tiêu dùng cân nhắc nhiều hơn về những gì họ mua hơn những thời điểm khác. Chúng ta đang chứng kiến sự nổi lên của một loạt những ý tưởng mới, những ý tưởng không bao giời được nhắc đến khi người tiêu dùng đang trong cơn say mua bán. Kết quả của những cân nhắc, người tiêu dùng đặt nhiều câu hỏi hơn, những câu hỏi thực sự mang tính tìm kiếm.

  • Đâu là giá thật của hàng hóa?
  • Nó thật sự đáng giá bao nhiêu?
  • Chúng ta có nên mua ít hơn từ bây giờ không? Chúng ta có quá vật chất không?
  • Chúng ta có nên hạn chế lòng ham muốn của mình không?
  • Chúng ta có nên đợi cho đến lúc đủ khả năng mua một số ít hàng hóa nhưng thực sự chất lượng?

Đây là giai đoạn, những nhà kinh doanh, bao gồm cả marketer ngưng việc hạ giá như là một giải pháp duy nhất của mình trong nỗ lực kích thích mua sắm. Đã đến lúc tập trung nhiều hơn vào việc phân tích tất cả những yếu tố liên quan đến thương hiệu – lý do tồn tại, chất lượng hàng hóa, mọi vấn đề giữa thương hiệu và khách hàng.

Các doanh nghiệp cần thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu, bằng cách đặt những câu hỏi dưới đây và trả lời chúng một cách thực tế.

  • Tại sao công ty của chúng ta tồn tại? Nó có đáng để tồn tại hay không?
  • Nếu chúng ta có một thương hiệu có thể tồn tại được, làm sao chúng ta có thể định vị lại nó cho hiện tại, và tương lai?
  • Nhân viên của chúng ta có đại diện cho thương hiệu của chúng ta hay không? Họ có tạo ra nguồn sống cho thương hiệu, họ có thể hiện phù hợp trước khách hàng hay họ thất bại trong việc làm đó?
  • Nhân viên của ta có thể biết được thương hiệu của chúng ta như thế nào để họ thể hiện nó?
  • Nếu sản phẩm của chúng ta có thể sẽ được khách hàng tìm đến, điều gì sẽ khiến cho khách hàng tiếp tục mua nữa?
  • Điều gì sẽ khiến cho khách hàng chuyển qua sử dụng sản phẩm của chúng ta, đặc biệt trong môi trường mới này?
  • Dịch vụ của chúng ta có nhất quán, tuyệt vời ở bất kỳ điểm tiếp xúc nào hay không? Nếu không, làm cách nào để chúng ta chuyển đổi chính mình để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trên thị trường?
  • Đây đều là những câu hỏi khó trong thời điểm hiện tại, nó đòi hỏi sự xem xét nghiêm túc, những câu trả lời chân thật và hành động dứt khoát.

Thực tế: Có rất nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện mà không thực sự có lý do để tồn tại. Rất khó để viết lên điều này, và cũng rất khó để đọc, nhưng nó là sự thực. Những khoản vay quá dễ dàng giúp các doanh nghiệp hoạt động, phát triển thờ ơ, mở rộng quá nhanh, từ đó đánh mất giá trị của mình.

Những vấn đề trên không phải là vấn đề khi người tiêu dùng dễ dàng và hào phóng trong chi tiêu. Những vụ phá sản gần đây cho thấy các công ty hoạt động trên một nền tảng kém vững chắc. Cuộc khủng hoảng đã làm suy yếu những công ty như vậy.

Khó khăn xuất hiện không có nghĩa là các công ty yếu không thể tìm lại mục tiêu chính, tái xây dựng từ những ý tưởng và nhiệm vụ thực sự ý nghĩa. Họ có thể tập trung công việc kinh doanh quanh giá trị niềm tin, những cam kết vững chắc. Để làm được điều này, mỗi nhân viên phải luôn sẵn sàng. Mỗi khách hàng đều đáng giá, cần được xem trọng và phụ vụ tốt.

Những marketer thông minh sẽ nhận ra được cơ hội và hành động để củng cố thương hiệu của mình và tận dụng tình trạng co lại của nền kinh tế. Thành công sẽ đến với ai đó biết tái tập trung trở lại, nhìn lại chính mình để mang đến những giá trị thực sự mà khách hàng muốn.

Một vài công ty sẽ vượt qua được thử thách hiện tại và sống sót. Thông tin tốt: Người tiêu dùng vẫn mua sắm. Thông tin xấu: Họ mua dè dặt – dời bỏ những công ty không cho họ lý do để tin tưởng và hướng đến công ty nào thực sự làm được điều đó. Các thương hiệu yếu sẽ không làm được điều này.

Vào cuối suy thoái, các công ty thu dọn được những yêu kém là một điều tuyệt vời. Không làm được điều này, sẽ không có những đột biến xuất hiện. Các doanh nghiệp thực sự có thể tái sinh nhờ khủng hoảng. Những doanh nghiệp mới tiếp tục xuất hiện – mặc cho – thậm chí là do môi trường khủng hoảng.

Các thương hiệu có thể sống sót và phát triển, đang tái định hướng lại nền kinh tế mới dựa trên một nền tảng vững chắc – điều đảm bảo một tương lai vững mạnh.