Thầy giáo tiếp tục lấy hộp đậu đỏ vừa đổ vào bình vừa lắc nhẹ. Các hạt đậu len lỏi qua những khe hở của các viên sỏi và lấp đầy khoảng trống. Lần này, thầy giáo lại hỏi cả lớp: "Các em xem bây giờ chiếc bình đã đầy chưa?”. Với một chút thích thú và ngạc nhiên, cả lớp lại la to: "Đầy rồi ạ!’’
Khẽ mỉm cười, thầy giáo với tay lấy hộp cát trắng và từ từ đổ chúng vào bình. Cũng như những hạt đậu đỏ, nhưng lần này những hạt cát bé nhỏ ấy lại len qua những khe hở nhỏ hơn giữa sỏi và đậu. Khi thấy cát đã lấp đầy những khe hở, thầy giáo lên tiếng hỏi xem liệu lần này chiếc bình đã đầy chưa. Những con mắt mở to hơn lúc nãy nhưng câu trả lời vẫn là: "Đầy rồi ạ!’’
Bất ngờ, thầy giáo thò tay vào hộc bàn và giơ lên hai lon bia còn nguyên. Không ai đoán được thầy sẽ làm gì nữa đây. Chả lẽ giải khát giữa giờ học (!?). Cả lớp vội cười ồ lên! Thầy giáo bình tĩnh bật nắp 2 lon bia và đổ chúng vào bình. Bia sủi bọt thấm nhanh qua cát, đậu đỏ, sỏi; lấp đầy những khoảng trống còn lại.
Đợi cho những tiếng cười ngừng hẳn, thầy giáo từ tốn: "Các em thấy đấy, lần thứ nhất tôi làm đầy chiếc bình bằng những viên sỏi. Những viên sỏi – chúng tượng trưng cho những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của các em. Đó chính là gia đình, là những người mà các em yêu quí, là sức khoẻ, là con cái… Tất cả sẽ vẫn làm đầy cuộc sống của các em nếu chẳng may các em không còn điều gì nữa để thêm vào. Tuy nhiên, ngoài những điều chính yếu ấy ra, cuộc sống vẫn còn nhiều những điều thứ yếu hoặc nhỏ nhặt khác nữa như nhà cửa, xe cộ, những tiện nghi… mà tôi ví chúng như những hạt đậu đỏ, những hạt cát. Tất cả sẽ cùng với sỏi làm đầy cuộc sống của các em. Và điều mà tôi muốn các em quan sát thật kỹ, đó là: Nếu chúng ta bỏ cát vào bình trước, thì có còn chỗ cho những hạt đậu đỏ không? Cũng như cách ấy, ta bỏ đậu đỏ vào trước thì có còn chỗ cho những viên sỏi nữa không? Hơn nữa, điều quan trọng là phải biết phân biệt đâu là sỏi, đâu là đậu đỏ và đâu là cát. Khi đó, các em sẽ biết cách "lấp đầy" cuộc sống của mình một cách trọn vẹn. Thầy giáo vừa dứt lời, bỗng một sinh viên đặt câu hỏi: "Thế hai lon bia ngụ ý cho điều gì, thưa thầy?’’. Thầy giáo mỉm cười hài lòng: "Tôi đổ cả hai lon bia vào bình cùng một lúc để các em thấy rằng, trong cuộc sống của chúng ta dù viên mãn đến mức nào chăng nữa thì vẫn luôn còn chỗ cho một lon bia, hai lon bia hay nhiều hơn thế…’’.
-
Từ “Ông già hàng xóm” đến “Bị Bóng đè”: Thực và mơ
28/05/2011
Tết năm Bính Tuất, tôi về quê. Làng không còn ngôi nhà tranh gần dốc trũng. Một ngôi nhà ngói hai gian hiện lên án ngữ cũ xưa. Chỉ duy nhất thân quen còn nguyên: Cỏ vẫn mọc trong vườn có chủ. Ông Nha không còn.
Tu Ong gia hang xom den Bong de Thuc va mo
Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Nhân vật chính trong “Ông Già Hàng Xóm” năm nao của tôi đã chống gậy lầm lũi về nơi chín suối. Tuổi thơ của tôi cũng đã ra đi. Cả một hành trình tự nhiên, hành trình gian khó, hành trình biến đổi nhận thức một con người.
Từ cô bé nhà quê thương người, hiền hậu mang bát canh cua cho ông già mù hàng xóm thành thiếu nữ lạnh lùng, đồng lõa với bóng tối di truyền quyền lực tối tăm. Ấy là người ta nói về tôi như thế.
-
Kỷ niệm 20 năm khoa in và truyền thông
24/09/2011
Sự hình thành và phát triển của Khoa In và Truyền Thông ĐHSPKT TP HCM: Vào năm 1976, trước sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành In của miền Nam, thầy Huỳnh Trà Ngộ, hiệu phó trường trung học Kỹ thuật in– Bộ VHTT đã được cử làm phân hiệu trưởng của trường trung học KT In ở phía Nam. Đầu tiên phân hiệu đã mở 3 khóa đào tạo công nhân tại số 165 Trần Hưng Đạo và lầu 8 khách sạn President
-
4 lầm tưởng về tiếp thị ảnh hưởng xấu đến kinh doanh
10/10/2009
Nếu những quyết định marketing của bạn dựa vào 4 suy nghĩ tiếp thị dưới đây, bạn có thể sẽ bị giảm lợi nhuận trong kinh doanh.
Lầm tưởng 1: Mọi người luôn luôn mua ở nơi giá rẻ nhất
Nếu đây là sự thật thì rõ ràng chỉ có những doanh nghiệp bán sản phẩm giá rẻ mới tồn tại. Chúng ta có thể thấy một số khách hàng mua ở những nơi giá rẻ nhất nhưng hầu hết mọi người lại quan tâm nhiều hơn đến giá trị đồng tiền của họ chứ không phải chỉ chú trọng đến mặc cả giá.
-
‘Tứ khổ’ của doanh nghiệp
18/10/2009
Một doanh nghiệp không khác gì đời người, bị chi phối bởi vòng tròn tứ khổ: Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Vậy làm sao vượt được Lão - Bệnh - Tử, làm sao để phát triển khi khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu?
-
Doanh nhân trẻ: Những bài học không bao giờ cũ
10/10/2009
Trong một bài viết mà sau đó được xếp trong TOP 100 những bài báo hay nhất của tạp chí Harvard Business review của thế kỉ XX, Theodore Levitt đã chỉ ra những hạn chế trong cách tiếp cận triết lý kinh doanh hiện đại của những nhà quản lý. Đối với lớp doanh nhân trẻ hiện tại, họ có quá nhiều cơ hội để học hỏi, sáng tạo và thực hiện những ý tưởng kinh doanh của mình.