In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, hủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

Lịch sử

Mô phỏng nguyên lí in lụa

Kỹ thuật này được Châu Âu sử dụng vào năm 1925 với việc in trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da…[3].

Nhưng, hơn 1000 năm trước "người ta phát minh ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn khuôn tụ"[4].

Những công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in sau đó được tiến hành tại PhápĐức trong khoảng thập niên 1870. Sau đó tại Anh Quốc, vào năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ. Năm 1914, tại San Francisco, California, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển[5].

Phân loại kỹ thuật in lụa

Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lụa theo các kiểu sau:

  • In lụa trên bàn in thủ công
  • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
  • In lụa trên máy in tự động

Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm 2 loại:

  •  In dùng khuôn lưới phẳng
  •  In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay
  • Theo phương pháp in, có tên gọi:

    •   In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in
    •   In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
    •   In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được