Âm nhạc đã và đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống mạng xã hội đến nỗi các chủ thương hiệu không thể bỏ qua nó trong các chiến lược nhằm tăng nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng.


Đó là nhận định trong một báo cáo được thực hiện bởi Hearbeats International, một cơ quan chuyên về tiếp thị quốc tế có trụ sở đặt tại Thụy Điển.

Mang tên gọi là “Cuộc cách mạng âm nhạc xã hội” – Social Music Revolution, bản báo cáo đã được công bố tại lễ hội quảng cáo của Eurobest tại Hà Lan trong tuần qua. Báo cáo này được thảo ra dựa trên cuộc khảo sát của Heartbeats về những dự án dùng âm nhạc để tiếp thị cho thương hiệu được xuất bản vào đầu năm nay có tựa đề “Sounds Like Branding”.

Trong báo cáo mới này có nêu ra vai trò của âm nhạc trong truyền thông xã hội và cách thức các chủ thương hiệu có thể dùng những bản nhạc ghi âm hay những show âm nhạc sôi động để tiếp cận được với các đối tượng khán giả trẻ tuổi khi họ không còn thích và quan tâm đến những phương tiện giải trí, truyền thông theo kiểu truyền thống nữa.

Báo cáo cũng phân tích một số những nghiên cứu tầm quốc tế của nữhng doanh nghiệp như SIFO Institute, Entertainment Media Research và Millward Brown và cho ra kết luận rằng: “Cũng bằng chính công nghệ số đã thay đổi thị trường âm nhạc sẽ giúp thay đổi ngành công nghệ quảng  cáo như cách chúng ta chứng kiến nó đang diễn ra.”

Xét theo bình quân thì một khách hàng thông thường thích nghe nhạc trên 5 phương tiện khác nhau trong đó gồm có 2 kênh chính là điện thoại di động và máy tính cá nhân (PCs)

Hơn nữa, trong trang giới thiệu thông tin cá nhân của mình thì cứ 2 thành viên mạng xã hội lại có 2  người (tức khoảng 40%) có đưa kèm âm nhạc vào đó. Và số giờ họ dành cho việc nghe nhạc mỗi ngày cũng đang tăng lên.

Tác giả của bản báo cáo, giám đốc điều hành của Heartbeats và đồng thời cũng CEO kiêm sáng lập viên, ông Jakob đã phát biểu với Billboard rằng “Công ty chúng tôi đang muốn làm cho nhiều hơn nữa những nhà tiếp thị  hiểu ra được vai trò quan trọng của âm nhạc lên những mạng xã hội kiểu ngày nay. Hai yếu tố văn hóa và thị trường chắc chắn sẽ tạo ra những khác biệt nhất định. Những việc số hóa và sử dụng các thiết bị di động ngày càng cao như máy nghe nhạc iPod/MP3, và Internet trong một thế giới ngày càng phát triển đã tạo ra một tình thế mới khi mà ngày càng có nhiều người có thể dễ dàng tiếp cận và thưởng thức âm nhạc so với trước đây.”

Một khi mà các dịch vụ của Facebook, MySpace, Twitter và Last.fm tính riêng thu hút được hơn 500 triệu người sử dụng, thì nó cũng có thể sẽ với đến từng ấy khác hàng trên phạm vi toàn cầu về khía cạnh tiếp thị sản phẩm.

Thậm chí ngay cả việc Twitter hạn chế dưới 140 ký tự cũng không ngăn được dịch vụ của nó tiến hành chia sẻ nhạc qua nhữg dịch vụ được thêm  vào như imeem, Twittytunes và Blip.fm.

Báo cáo của Heartbeats đưa ra lời khuyên đối với các nhà quảng cáo là họ nên làm việc với ngành công nghiệp âm nhạc trên những nền hệ thống của các mạng xã hội bằng cách chấp nhận những nguyên lý tiếp thị hoàn toàn mới được gói gọn trong 4 chữ E đó là emotion – cảm xúc, experience – trải nghiệm, engagement – tham gia, và exclusivity – độc đáo so với quan điểm truyền thống gồm 4 chữ P đó là Price – giá cả, Product – sản phẩm, Placement – địa điểm và Promotion – quảng bá.

Bên cạnh đó báo cáo còn tiếp tục khuyên các thương hịêu cũng nên xem xét đến ba loại chiến lược. Chiến lược đầu tiên có tên là “Association”- có nghĩa là tập trung vào việc kết nối những nghệ sĩ âm nhạc với khán giả. Một ví dụ minh họa cho chiến lược này là việc thương hiệu rượu mạnh Bacardi cộng tác với diễn viên khiêu vũ Groove Armada vào đầu năm nay.

Chiến lược thứ hai có tên “Involvement” có nghĩa là tham gia trong đó chú trọng đến việc cùng tạo ra sự tương tác giữa các fan yêu nhạc như các cuộc tranh tài tạo cơ hội cho các fan có thể trình bày lại những ca khúc nổi tiếng sử dụng những bài hát được cấp phép bản quyền theo luật. Nhà sản xuất chip vi xử lý cho máy tính hàng đầu thế giới Intel cũng đã làm việc với một cơ quan truyền thông Universal McCann trong chiến dịch thực hiện trên mạng xã hội Powers Music của Intel tại Châu Âu vào năm ngoái. Chiến dịch này đã gây được sự chú ý và tham gia của 19,000 ban nhạc và các ca sĩ tham gia và những fan này tất nhiên có ấn tượng rất tốt và đã thêm Intel vào danh sách bạn bè trên trang MySpace.

Chiến lược thứ ba mang tên “Exploration” nghĩa là khám phá trong đó nó sẽ cung cấp những nền hệ thống âm nhạc và giới thiệu cho các fan hâm mộ những bản nhạc mới và hay nhất. Nhà sản xuất pin tiêu dùng nổi tiếng Duracell và hãng bán lẻ đồ tiêu dùng khổng lồ Proctor & Gamble đã thiết lập ra một địa chỉ web dùng để chia sẻ nhạc có tên Ramp Music cho fan hâm mộ tại những quốc gia thuộc vùng bán đảo Scandinavi tại Bắc Âu.