Khái niệm Marketing xuất hiện đầu những năm 1900. Nó được hiểu là một khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty quan niệm Marketing chính là việc bán hàng. Đây là một cách hiểu rất sai lệch nhưng lại đang khá phổ biến trong phạm vi kinh doanh cũng như trong suy nghĩ của nhiều người.

Một kế hoạch tiếp thị là công cụ giúp cho công ty bạn thu được càng nhiều giá trị càng tốt, xứng đáng với chi phí và công sức bạn bỏ ra.


Trước khi bạn bắt đầu

Nếu như bạn đang tiếp cận một nhóm mục tiêu mới, một điều rất cần thiết là bạn hãy kiểm tra lại xem liệu có phải bạn đã chọn đúng nhóm lý tưởng hay không

• Triển vọng của nhóm mục tiêu này là gì?

• Liệu bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhóm này không (về dịch vụ, chất lượng, mức giá, v.v…)

• Đánh giá mức độ cạnh tranh – thị trường có mang đặc điểm bởi tính cạnh tranh khắc nghiệt không?

• Dự đoán quy mô của nhóm mục tiêu – bạn có thể bán được với số lượng bao nhiêu và lớn cỡ nào?

Nếu như bạn có thể dự đoán được mối tương quan hợp lý giữa chi phí tiếp thị và khả năng thu lợi tiềm tàng (khả năng thương mại), bạn có thể tiếp tục với kế hoạch đã đề ra của mình.

• Liệu nhóm mục tiêu này có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của bạn không?

Tài liệu tiếp thị

Điều quan trọng là bạn phải có sẵn các tài liệu cần thiết trước khi bắt đầu công việc tiếp thị. Không thể bắt đầu được khi bạn chưa làm xong danh thiếp, tập sách giới thiệu công ty, trang web công ty v..v.

Luôn có một số hoạt động nhất định phù hợp với sản phẩm/dịch vụ cũng như nhóm mục tiêu của bạn hơn, so với những hoạt động khác. Bạn phải thường xuyên liên hệ giữa chi phí và khả năng thu lợi. Đừng bỏ ra một khoản chi phí đắt đỏ để quảng cáo trên tivi chỉ nhằm bán được loại bút chì rẻ tiền, thứ mà mọi người có thể tìm thấy ở bất cứ cửa hàng tạp hóa nào….

Vạch ra một kế hoạch tiếp thị

Việc đưa ra được một giản đồ tổng quan sẽ giúp bạn có khả năng kiểm soát tốt nhất các hoạt động. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn:

• Tìm các hoạt động tiếp thị phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bạn

• Liệt kê tất cả các hoạt động theo thứ tự ưu tiên

• Lên lịch thời gian cụ thể cho kế hoạch tiếp thị của bạn.

• Đánh dấu tuần thực hiện của từng hoạt động

• Dành ra một cột để điền số tiền và dự toán ngân sách tổng quan mà nó sẽ là ngân sách của công ty

• Dành thời gian cho việc theo dõi và cho các cuộc hẹn

• Liên tục đánh giá các kết quả từ nỗ lực của bạn

• Lưu ý đến các khoảng thời gian chết, chẳng hạn những ngày nghỉ hè và các ngày nghỉ khác

Lưu ý:
– Hoạch định chương trình  và các hoạt động không phải là việc chỉ thực hiện một lần. Kế hoạch tiếp thị của bạn phải được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên.
tiếp thị
– Liên quan đến việc hoạch định, bạn cũng cần phải xem xét xem những hoạt động nào bạn có thể tự thực hiện và những hoạt động nào bạn cần phải có sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Tương tự, điều quan trọng là không nên có quá nhiều hoạt động nếu như bạn không thể theo dõi hết.

– Cũng cần phải đánh giá thường xuyên hiệu quả của các hoạt động của bạn. Có phản hồi gì về hoạt động quảng cáo của bạn không? Số lượng các yêu cầu có tương xứng với nỗ lực tiếp thị của bạn không?