– Liệu trong số các bạn có ai đó lo lắng rằng Google biết quá nhiều thứ về mình? Google luôn cung cấp rất nhiều cách để bảo vệ sự riêng tư trực tuyến – tuy nhiên bạn cần tìm ra để sử dụng chúng. Đây là 6 cách tốt nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn.
1. Biết các quyền riêng tư của mình: Sử dụng Google Privacy Center. Site này gồm có tất cả các chính sách riêng tư của Google, cũng như các thao tác giữ bí mật tốt nhất cho mỗi một sản phẩm hay dịch vụ của hãng. Mặc dù vậy do các thuật ngữ để giới thiệu chính sách riêng tư có thể hơi khó hiểu nên Privacy Channel của Google đã cung cấp một thư việc các đoạn video ngắn trên YouTube giới thiệu các mẹo thao tác để bảo vệ dữ liệu của bạn khi sử dụng các sản phẩm cũng như dịch vụ của Google. Hãy thử nghiệm với các loạt hướng dẫn “Google Search Privacy” và “Google Privacy Tips”.
2. Bảo vệ nội dung trên các dịch vụ bạn sử dụng. Một số nội dung mà Google lưu trữ cho bạn, chẳng hạn như các bức ảnh được upload trong Picasa Web Albums sẽ được public một cách mặc định. Tuy nhiên bạn có thể bảo vệ sự riêng tư của mình khi upload các bức ảnh bằng cách sử dụng các hộp kiểm thích hợp.
Những lựa chọn mà bạn có thể sử dụng ở đây là “unlisted – không liệt kê” (chỉ truy cập nếu bạn có liên kết web, không được đánh chỉ số bởi các search engine) hoặc private – riêng tư (chỉ những người dùng đã đăng nhập với tên nào đó mới được phép xem).
Một ví dụ khác: Bạn có thể bóc tách tính năng record khỏi Google Chat nếu không muốn bản ghi tin nhắn tức thời của mình được lưu lại.
Trái ngược với điều đó, Google Latitude, dịch vụ sẽ kiểm tra nơi bạn đang ở thông qua hệ thống điện thoại cho phép tính năng GPS, không chia sẻ dữ liệu về vị trí của bạn mặc định. Bạn phải ủy quyền cho người khác thì họ mới có thể xem được. Latitude chỉ lưu vị trí cuối dùng của bạn chứ không lưu toàn bộ lưu ký.
3. Tắt tính năng gợi ý trong trình duyệt Chrome. Mặc định, Chrome giữ lại lưu ký của các website mà bạn đã ghé thăm – một đoạn văn bản của các trang đó – để có thể đoán ra địa chỉ web nào bạn muốn khi đánh vào “Omnibox”.
Bạn có thể tắt tính năng này bằng cách vào phần “Under the Hood” bên dưới mục Options và hủy chọn hộp kiểm “Use a suggestion service”. Bạn cũng có thể chọn các tùy chọn riêng tư khác chẳng hạn như lướt trong chế độ “incognito – giấu tên” của Chrome.
4. Tắt Web History. Bạn có thể bật tùy chọn Web History, hay cũng được gọi là Personalized Search, khi lần đầu tạo tài khoản Google của mình, Google có thể sẽ duy trì một lưu ký tìm kiếm cá nhân cho sự sử dụng của bạn về sau.
Google không sử dụng dữ liệu này cho mục đích quảng cáo mà nó chỉ sử dụng một lưu ý tìm kiếm khác, được lưu trong các bản ghi máy chủ của Google và được liên kết với cookie trình duyệt để thực hiện mục đích đó. Dữ liệu đó được nặc danh sau chín tháng. Tuy nhiên lưu ký trình duyệt của bạn vẫn giữ lại mãi mãi trừ khi bạn tắt hoặc xóa các nội dung bên trong.
5. Ngày 11 tháng 3 vừa rồi, Google và các hãng phần mềm khác trong mạng AdSense của nó đã sử dụng không chỉ các thông tin không theo bối cảnh (những gì bạn đang tìm kiếm) mà còn cả lưu ký của các website được xem trước để phục vụ cho mục đích quảng cáo. Ý tưởng này nhằm phục vụ các quảng cáo có liên quan đến sự quan tâm của bạn.
Tuy nhiên bạn có thể remove các hạng mục quan tâm mà Google đã gán cho bạn hoặc bổ sung thêm bằng cách vào trang Ad Preferences. Bạn cũng có thể chọn. Mặc dù vậy để tạo một thiết lập chọn vĩnh viễn, bạn cần phải cài đặt một plug-in cho mỗi trình duyệt mà bạn sử dụng. Các plug-in này được cung cấp cho IE, Firefox, Chrome và Safari.
6. Bổ sung SSL cho Gmail. Bạn có thể mã hóa các email mà bạn đọc và tạo trong Gmail. Dữ liệu đăng nhập của bạn sẽ được mã hóa mặc định bởi mã hóa SSL, tuy nhiên SSL sẽ được tắt bỏ khi bạn tương tác với email của mình, vì nó có thể làm chậm hiệu suất.
Bạn sẽ thấy một tùy chọn trong phần Settings của tab General. Tìm ở phần bên dưới màn hình và chọn tùy chọn “Always use https” nằm bên dưới thiết lập Browser Connection.