Khi nói đến in ấn (in an), nhiều người sẽ có những định nghĩa khác nhau. Sáng 22/9/2010, sau buổi họp, giám đốc Vietnamprint có hỏi chúng tôi hai câu rất thông thường nhưng trả lời ngay cũng không dễ: "In ấn là gì?" và "Tại sao có từ "in ấn" mà lại không phải là in tranh, in sách, in báo, in bao bì, in nhãn hàng"…

cong ty in ấn

Rất nhiều người trong công ty đã đưa ra những định nghĩa nghĩa khác nhau. Tôi xin trích một số câu trả lời định nghĩa về in ấn:

– "In ấn là quá trình truyền mực xuống vật liệu in"

– "In ấn là quá trình tái tạo lại bài mẫu là hình ảnh chụp, hình scan.."

– "In ấn là quá trình in lại những cái gì mắt người có thể cảm nhận được…"

– "In ấn là việc in các loại chi tiết vectơ và hình ảnh lên các bề mặt khác nhau như giấy, gỗ, nilon, kính, nhựa, màng, thậm chí in lên tường giống như khoan cắt bê tông…"
– "In ấn là việc nhân bản hàng loạt các bài mẫu: có thể là tranh ảnh, phim slide, bài đã in, file đã thiết kế trên máy tính…"

Như vậy, về phần định nghĩa in ấn, ai cũng có ý kiến riêng nói được đặc thù của việc in ấn; còn câu hỏi "Tại sao có từ "in ấn" mà lại không phải là in tranh, in sách, in báo, in bao bì, in nhãn hàng" thì mọi người đều chưa trả lời được.

Giám đốc rất vui, cười và nói: "Vậ̣y là anh em cần phải nghĩ thoáng hơn. "In ấn" là từ ghép được kết hợp bởi 2 từ đơn "in" và "ấn"; nghĩa là khi in ta phải ấn thì mới in được". Cà phòng họp cười ồ lên. Chính xác khi in thì phải ấn (lực ép in) thì mới in được. Chúng tôi lại hiểu thêm về từ "in ấn".

Thực ra, in ấn là quá trình tạo ra đối tượng trên các bề mặt vật liệu khác nhau như giấy, nilon, nhựa, màng, trên kính, trên tường… Toàn bộ quá trình in ấn phải cần một lực ép in lên bề mặt vật liệu in. Lĩnh vực của in ấn bao trùm tất cả các ngành trong thương mại, dịch vụ, văn hóa, chính trị…

 1. Lịch sử in ấn:

Khi nói đến in ấn người ta hay nhắc đến Trung Quốc. Nước này phát triển ngành in đầu tiên trên thế giới với công nghệ in trên gỗ vào thế kỷ thứ sáu. Cuốn sách kinh Kim Cương là minh chứng cho thấy công nghệ in ấn của họ vào thời đó đã rất tinh xảo.

Sau đó in ấn trở nên thông dụng và lan truyền sang các nước khác như Pháp, Anh, Mexico, Đức… Loài người chứng kiến sự thay đổi kỳ diệu của máy in dùng công nghệ OFFSET ở nước Anh với bản in là thạch bản (bằng đá) được chế tạo ra với mục đích chính là in trên kim loại.

Theo thời gian, người ta phát triển in offset theo hướng các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Và in offset phát triển mạnh mẽ để in các loại sách, báo, kinh thánh, tài liệu…

2. Công nghệ in ấn hiện tại:

in lụa

Hiện tại có những công nghệ in ấn đang tồn tại:

Công nghệ in lụa: Tuy phát triển rất lâu nhưng in lụa vẫn là lựa chọn với những sản phẩm in số lượng cực thấp, không đòi hỏi thời gian cũng như chất lượng sản phẩm…

– Công nghệ in OFFSET: Phát triển mạnh mẽ nhất chiếm 98% thị phần in ấn trên giấy như sách, báo, tạp chí…

– Công nghệ in ống đồng: Phát triển mạnh cho lĩnh vực in ấn bao bì (giấy, nilon, kim loại…).

– Công nghệ in flexo:  Phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực in nhãn hàng, màng, carton…

– Công nghệ in kỹ thuật số: Tuy mới ra đời nhưng công nghệ này hiện nay rất được ưa chuộng vì thời gian in nhanh, in dữ liệu biến đổi, in số lượng ít…

3. Định hướng thị trường in ấn trong hiện tại và tương lai:

Thị trường in ấn tại Việt Nam trong giai đoạn này rất sôi động. Sau khi Việt Nam tham gia WTO, thị trường in ấn đã có những cơ hội mới để phát triển; song, sự cạnh tranh khốc liệt cũng đã diễn ra.

Tôi có lên www.google.com.vn, search từ khóa "in ấn" và nhận thấy có khoảng 2.020.000 kết quả (0,13 giây)  hay "in an" có khoảng 2.200.000.000 kết quả (0,22 giây). Điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp in ấn.

Cạnh tranh là cơ chế tốt nhất để phát triển thị trường. Có cạnh tranh thì mới có phát triển. Các doanh nghiệp in ấn phải tự hoàn thiện mình, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ khách hàng…

Tôi còn nhớ như in vào những năm 1990, khi tôi đến một nhà in tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhân viên ở đó còn không thèm nhìn mặt khách hàng, thời gian giao hàng thì cả tháng. Lúc ấy khách hàng không in thì thôi. Nhưng hiện tại thì đã khác. Quy luật cạnh tranh đã làm thay đổi tất cả. Ở Công ty in Việt Nam chúng tôi, thời gian giao hàng cho khách thường phải rất nhanh. Có khi khách đặt in 40.000 nhãn hàng, thời gian nhận file là 17h chiều, đến 20h chúng tôi đã giao bản in PROOF để khách ký mẫu duyệt in hàng loạt; 16h00 ngày hôm sau chúng tôi đã có đủ hàng để khách mang đi dán trên sản phẩm xuất đi nước ngoài.

Trong tương lai, theo khảo sát chưa đầy đủ của chúng tôi, thị phần của các các công nghệ in sẽ diễn ra như sau:

– Thị phần in OFFSET truyền thống vẫn chiếm ưu thế với sự phát triển của công nghệ in OFFSET hiện đại với các máy tờ rời có hệ thống điều chỉnh mực tự động (hệ thống CIP4) và các máy in cuộn có khả năng in offset ở tốc độ cao nhất. Tuy nhiên thị phần này (đặc biệt là in báo chí, tạp chí) cũng đang bị thu hẹp bởi sự bùng nổ của Internet,khách hàng chủ yếu đọc thông tin trên mạng… Muốn tồn tại, các công ty in phải chuyển hướng sang các lĩnh vực in bao bì giấy.

– Thị trường in Ống Đồng và FLEXO vẫn là độc quyền trong in ấn các loại nhãn hàng, bao bì nhựa, màng. Lĩnh vực này có rất ít công ty tại Việt Nam chuyên nghiệp. Nhưng định hướng đầu tư cho nó phải hết sức thận trọng vì chất lượng in ấn bao bì rất cao và luôn thay đổi theo thời gian.

– Thị trường in Lụa vẫn còn cơ hội vì dịch vụ in ấn này vẫn còn khách hàng nhỏ, số lượng thấp (như in thiệp cưới, in vài hộp card, in nilon, in đề can…).

– Thị trường in Kỹ thuật số (in nhanh) sẽ phát triển mạnh trong tương lai do tính linh hoạt, kịp thời, đáp ứng được mọi đối tượng trong khoảng thời gian ngắn nhất…

Vietnamprint