TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CỦA CÔNG TY
 Gánh nặng bảo vệ quyền với nhãn hiệu chủ yếu thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu. Công ty của bạn, với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu phải phát hiện vi phạm và lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền với nhãn hiệu. Nên xin tư vấn của chuyên gia, luật sư sở hữu trí tuệ nếu bạn cho rằng một ai đó vi phạm nhãn hiệu của mình…

  Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác.

Một nhãn hiệu được lựa chọn và chăm sóc cẩn thận sẽ là một tài sản kinh doanh có giá trị của hầu hết các công ty. Đối với một số công ty, nhãn hiệu có thể là tài sản giá trị nhất mà họ sở hữu. Giá trị ước tính của một số nhãn hiệu nổi tiếng có thể ước tính hàng tỉ USD, ví dụ như Coca- Cola là 50 tỉ USD. Sở hữu một nhãn hiệu với một hình ảnh và danh tiếng tốt tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của họ.

Tại sao công ty bạn cần bảo vệ nhãn hiệu của mình?

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp ý thức được việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của các doanh nghiệp khác, không phải tất cả họ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua đăng kí.

Theo pháp luật về nhãn hiệu, việc đăng kí mang lại cho công ty của bạn độc quyền ngăn chặn người khác đưa ra thị trường các sản phẩm giống hoặc tương tự mang nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn.

 

Vai trò của nhãn hiệu:

         Giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được các sản phẩm với nhau.

         Giúp công ty có thể phân biệt được sản phẩm của mình

         Là một công cụ tiếp thị và là cơ sở để xây dựng hình ảnh và danh tiếng

         Có thể chuyển giao và có thể mang lại nguồn thu trực tiếp từ phí chuyển giao

         Là một cấu phần quan trọng  trong các thỏa thuận chuyển giao đặc quyền kinh doanh

         Có thể là một tài sản kinh doanh có giá trị

         Khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm

         Có thể sử dụng để vay vốn

Bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu:

Gánh nặng bảo vệ quyền với nhãn hiệu chủ yếu thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu. Công ty của bạn, với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu phải phát hiện vi phạm và lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền với nhãn hiệu. Nên xin tư vấn của chuyên gia, luật sư sở hữu trí tuệ nếu bạn cho rằng một ai đó vi phạm nhãn hiệu của mình.

Những biện pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện như:

         Bắt đầu bằng việc gửi thư cảnh cáo (Thư yêu cầu dừng và chấm dứt)

         Nếu doanh nghiệp của bạn coi việc vi phạm là cố ý và biết rõ địa điểm xảy ra vi phạm đó, thì với sự giúp đỡ của Luật sư nhãn hiệu nên có biện pháp khám xét và thu giữ .

Nhìn chung chủ sở hữu nhãn hiệu nên có kế hoạch theo dõi nhãn hiệu, khi có vi phạm xảy ra nên phối hợp cùng Luật sư sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp mình.

Nhãn hiệu của bạn được bảo hộ trong bao lâu?

Tại Việt Nam nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm.Việc bảo hộ có thể được gia hạn(thông thường với chu kì 10 năm liên tiếp) miễn là lệ phí gia hạn được nộp đúng thời hạn.

 Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Quý Khách hàng sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:

         Thứ nhất, Chủ Giấy chứng nhận có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá, cụ thể:

+Độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá

+Có quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá;

+Có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Luật sư sở hữu trí tuệ xử lý người thứ ba xâm phạm các quyền nói trên của mình.

         Thứ hai, Chủ Giấy chứng nhận có nghĩa vụ: sử dụng liên tục nhãn hiệu đã đăng ký, không được đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu quá 5 năm liền, nếu không thực hiện nghĩa vụ này, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bị đình chỉ hiệu lực.