Mỗi ngày, ở TPHCM có hơn 120 tấn bao bì các loại được tiêu thụ cho tất cả các mục đích sử dụng như đóng gói hàng hóa, chứa sản phẩm, chứa rác hay các yêu cầu đặc biệt cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y tế…
Trong khối lượng bao bì đáng kể nêu trên, bao bì làm từ chất dẻo (plastic) chiếm phần lớn (chiếm hơn 60% sản lượng tiêu thụ tức khoảng gần 80 tấn/ngày). Ngoài ra còn một số loại bao bì khác cũng được sử dụng tuy không được phổ biến bằng, đó là túi giấy hoặc các loại túi, bao bì được sử dụng nhiều lần.
Mất nhiều hơn được
Túi nhựa plastic được sử dụng nhiều hơn vì có những ưu điểm mà các loại bao bì khác không có. Nếu như túi giấy được sử dụng vì đẹp, dễ in ấn thì ngược lại, nó cũng tồn tại một số nhược điểm. Một trong những điểm làm cho túi giấy không thể trở nên thông dụng trong việc mua bán, chứa đựng hàng hóa thường ngày là độ bền kém.
TPHCM hiện có hơn 10.000 cơ sở tư nhân sản xuất bao plastic, túi nhựa hoạt động. Trong khi đó, tổng số lượng cơ sở sản xuất bao bì giấy hoặc các loại túi đựng làm từ chất liệu khác được sử dụng nhiều lần chưa bằng 1/5 số lượng cơ sở sản xuất túi nhựa. Chính sự bùng nổ về cơ sở sản xuất túi nhựa mà không có sự kiểm tra giám sát về chất lượng cũng như khống chế về số lượng đã dẫn đến những mặt lợi và những mặt có hại.
Mặt lợi là do có sự cạnh tranh quyết liệt, giá túi nhựa đã giảm mạnh, túi rẻ như cho. Điều này dẫn đến việc hình thành thói quen sử dụng túi nhựa như một phương tiện đựng hàng chủ yếu và miễn phí của người dân; từ đó dẫn đến việc tiêu thụ bao bì plastic một cách rộng rãi, không có ý thức tiết kiệm từ phía cộng đồng.
Vấn đề này, về một khía cạnh nào đó, có ý nghĩa tích cực khuyến khích cho sự phát triển của ngành nhựa và bao bì của thành phố. Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại, việc xuất hiện quá nhiều cơ sở sản xuất bao bì nhựadẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở này với nhau. Phần lớn các cơ sở này là tư nhân có công suất nhỏ và công nghệ sản xuất lạc hậu. Đế có thể giảm giá thành sản phẩm, họ phải sử dụng một tỷ lệ lớn các loại nhựa tái chế từ các túi đã qua sử dụng, dẫn đến chất lượng túi hiện nay trên thị trường xuống thấp, làm xuất hiện nhiều nguy cơ về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Mặt có hại của việc sử dụng túi nhựa là những tác động gây ra cho môi trường. Bao plastic trong điều kiện tự nhiên mất khoảng 400 năm để phân hủy hoàn toàn. Với khối lượng thải ra hàng ngày khoảng gần 50 tấn như hiện nay, túi nhựa thật sự trở thành vấn nạn cho môi trường, gây ra những hệ quả không mong muốn.
Bản thân chất liệu làm bao plastic là từ poluethylene hoặc polypropylene là những chất trơ, khó bị tác động hóa học và không gây độc cho sức khỏe con người qua những cách tiếp xúc thông thường như cầm nắm hoặc vô tình lọt vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên những khối lượng túi nhựa không được xử lý triệt để ngoài tự nhiên sẽ là môi trường rất tốt cho các loại vi sinh vật độc hại phát triển.
Ngoài ra, túi nhựa khi lọt vào hệ thống cống rãnh sẽ gây tắc nghẽn hệ thống, từ đó gây nên những điểm ô nhiễm cục bộ trên hệ thống kênh mương của TPHCM. Việc xuất hiện túi nhựa với khối lượng lớn trong đất, đặc biệt những khu vực có trồng cây sẽ gây giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây do hệ thống màng bao của túi quấn vào các điểm hấp thụ trong hệ rễ cây, nếu túi nylon xuất hiện trong rác thải tại bãi chôn lấp sẽ làm giảm hiệu quả của các quá trình xử lý.
Bao bì tự hủy, bao giờ?
Xu hướng hiện nay trên thế giới và có khả năng áp dụng tại Việt Nam để đáp ứng được các yêu cầu nêu trên đó là việc áp dụng các loại túi nylon tự hủy.
Các sản phẩm tự hủy dạng này đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và chia làm hai trường phái chính.
Trường phái thứ nhất là những nghiên cứu về các chất phụ gia làm tăng tốc độ tự phân hủy trong điều kiện tự nhiên của chất dẻo. Các chất phụ gia này có thể có nguồn gốc hữu cơ như tinh bột khoai tây, tinh bột bắp, hoặc có nguồn gốc nhân tạo như các dạng organic polimers.
Ưu điểm của giải pháp này là công nghệ dễ ứng dụng, bao bì nhựa có chất lượng khá tương đồng với bao nhựa truyền thống và thời gian phân hủy có thể được kiểm soát chính xác dựa trên lượng phụ gia thêm vào. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chất lượng và kích thước hạt cuối cùng sau phân hủy tùy thuộc rất nhiều vào tính chất của chất phụ gia thêm vào.
Trường phái thứ hai là sử dụng hoàn toàn các chất có nguồn gốc sinh học như cellophan hay tinh bột các loại khoai tây, bắp đã qua xử lý hóa lý làm nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất. Đặc điểm của loại bao bì này là tính chất thường không ổn định khi ra ngoài điều kiện môi trường tự nhiên hoặc không có các đặc tính bền chắc như vật liệu truyền thống, đặc biệt là khả năng chống thấm nước.
Mặc dù có ưu điểm là độ đồng nhất khi phân hủy và khả năng phân hủy triệt để nhưng công nghệ sản xuất ra loại vật liệu này cũng khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công đoạn với các quá trình kiểm soát chỉ tiêu lý hóa chặt chẽ dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn nhiều lần (từ 3-4 lần) so với vật liệu truyền thống.
Hiện nay, các nghiên cứu về chất dẻo tự phân hủy tại Việt Nam còn khá sơ khai, phần lớn chỉ được tiến hành nội bộ trong các công ty ngành nhựa, bao bì do nắm bắt được nhu cầu có thật và tiềm năng của loại vật liệu này trên thị trường. Bản chất của các nghiên cứu này chủ yếu là áp dụng các công nghệ được chuyển giao ở trường phái nghiên cứu thứ nhất trên thế giới từ các công ty nước ngoài vào điều kiện sản xuất thực tế tại Việt Nam. Một số công ty sản xuất bao bì được quảng cáo là tự hủy trên địa bàn TPHCM có thể kể ra ở đây như Công ty nhựa Rạng Đông; các công ty sản xuất bao bì như Tân Tiến, Nam Việt, Lotus.
Ngoài ra cũng có một số công ty đang nghiên cứu áp dụng trường phái thứ hai như Công ty nhựa Tiến Thành sản xuất hộp cơm, ly uống nước bằng tinh bột bắp, Công ty cổ phần Alta Tân Bình sản xuất bao bì bằng vật liệu polyolephins và Công ty Phú Hòa ở Bến Tre sản xuất bao bì bằng bã mía, xơ dừa.
Tuy nhiên tất cả các công ty áp dụng các trường phái công nghệ thứ hai đều chưa dám khẳng định chính thức trong thành phần nguyên liệu của họ 100% là có nguồn gốc hữu cơ. Đặc điểm chung về giá cả các bao bì tự hủy hiện nay đều cao hơn bao bì thông thường từ 3-4 lần do các đặc điểm về công nghệ, thiết bị mới cũng như những đổi mới trong công thức nguyên vật liệu.
Trích: internet
-
The Freedonia Group dự báo nhu cầu bao bì mềm tại Mỹ vượt 18 tỉ USD vào năm 2013.
21/10/2011
Một nghiên cứu mới của The Freedonia Group dự báo nhu cầu bao bì mềm tại Mỹ vượt 18 tỉ USD vào năm 2013. Nhu cầu các loại túi nhỏ sẽ tăng trưởng nhanh nhất, dự đoán hàng năm gia tăng 4,7% đạt 7,9 tỉ đô la.
-
Hội nghị thường niên ngành in TP.HCM
08/11/2011
Tại Hội nghị lần này Ban chấp hành Hội in Tp.HCM đã điểm lại các mặt hoạt động của Hội sau 1 năm thành lập và báo cáo tổng kết tình hình ngành in Tp.HCM trong 2 năm 2010-2011. ngành in, nhãn sản phẩm, tạp chí, in bao bì, in kỹ thuật số, Giá nguyên vật liệu
-
in thùng carton | in carton giá rẻ tphcm
28/11/2011
in thùng carton với các loại: thùng carton, thùng carton 3 lớp, 5, lớp, 7 lớp, vỏ thùng carton sóng A,B, AB
-
Những giái pháp mới nhất cho ngành in bao bì
15/12/2011
hội thảo chuyên ngành với chủ đề "Những giải pháp mới nhất cho ngành bao bì". Hội thảo do khoa In & Truyền thông trường ĐH SPKT, Hội In TP. HCM, mẫu bao bì.
-
Nghệ thuật phối màu sắc trong thiết kế và in ấn.
10/02/2012
Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta.Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được.Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận.Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó...