Nếu hỏi một giám đốc điều hành (CEO): “Quản lý nhân sự của công ty làm gì?”, thì đa phần câu trả lời là: “Tôi chỉ biết cần phải có một quản lý nhân sự”.
Hầu hết các CEO cũng không có câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để quản lý nhân sự giúp công ty cạnh tranh?”, và họ cũng không có danh sách hoạt động cụ thể cần phải làm của bộ phận phụ trách nhân sự nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh trong công ty.
Vì thế, Liz Ryan, người có kinh nghiệm làm việc cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 500 (Mỹ), chia sẻ những việc mà các nhà quản lý nhân sự cần phải làm ngay:
1. Phối hợp với các nhà quản lý để xây dựng và truyền đạt một tầm nhìn cho công ty.
2. Quảng bá công ty gắn với hình ảnh trọng dụng nhân tài, quảng bá bằng mọi phương tiện, kể cả truyền miệng. Một lãnh đạo nhân sự nên hiểu rõ văn hóa của công ty và có những câu chuyện không chỉ sử dụng cho mục đích tuyển dụng, mà còn để tạo động lực cho tất cả các hoạt động với khách hàng, nhà cung cấp, phương tiện truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp.
3. Huấn luyện tất cả nhân viên nói lên sự thật tại nơi làm việc. Bởi vì, sự thật là văn hóa của mọi công ty lớn.
4. Củng cố một nền văn hóa doanh nghiệp linh hoạt và khéo léo.
5. Xây dựng một lực lượng nhân sự phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của công ty, tạo lập mô hình tuyển dụng hiệu quả.
6. Soạn thảo các quy định nhân sự đáp ứng quy định của công ty nhưng không quá nhiều để không khiến nhân viên bị lúng túng hoặc có cảm giác bị đối xử như trẻ em.
7. Xây dựng một nền văn hóa hợp tác để tạo động lực cho tất cả các hoạt động, chiến lược quan trọng.
8. Gieo ý thức cho nhân viên về công việc kinh doanh, sự nghiệp và cuộc sống nói chung. Đây là việc thường xuyên mỗi ngày chứ không phải cuộc khảo sát hằng năm.
9. Thay thế nỗi sợ hãi bằng sự tin tưởng trong chính sách, các buổi đào tạo, thực hành quản lý, và qua mỗi cuộc nói chuyện tại chỗ.
-
Thách thức cũ – cơ hội mới cho Thương mại điện tử Việt Nam
23/07/2010
Không phải ngẫu nhiên mà điều tra của tổ chức nghiên cứu kinh tế uy tín EIU đã đánh sụt hạng e-readiness ( sẵn sàng cho thương mại điện tử) của Việt Nam từ hạng 54/60 trong năm 2000 xuống 58/60 trong năm 2001. Đến năm 2002, EIU nâng Việt Nam lên hạng 56. Dù sao xếp hạng này cũng đưa Việt Nam vào nhóm cuối bảng của thế giới. Sự tụt hậu này đã diễn ra sau những con số đầu tư vào công nghệ thông tin được biết là rất lớn.
-
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam
27/01/2011
Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc Để giúp khách hàng nắm được trình quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như sau:
-
Chính sách nào giúp doanh nghiệp sau suy thoái?
10/10/2009
Mặc dù còn nhiều ý kiến về chính sách tiền tệ cho thời kỳ sau suy giảm kinh tế, nhưng các chuyên gia lẫn doanh nhân có mặt tại buổi hội thảo "Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm", do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức vào cuối tuần trước tại Đà Lạt, đều có chung quan điểm là chính sách phải giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh bằng chính năng lực của mình.
-
Bộ TT&TT bổ nhiệm 4 lãnh đạo mới
21/12/2012
Ngày 17/12/2012, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm 4 lãnh đạo tại Tổng công ty VTC và Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
-
Các hình thức quảng cáo hiệu quả
05/12/2012
Quảng cáo thường được sử dụng như một phương cách chính để giới thiệu sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Tùy vào khả năng và ngân sách dành riêng cho từng nhãn hàng, mà các nhà marketer phải cân đong đo đếm để phân bổ và lựa chọn các phương tiện trên các kênh quảng cáo sao cho hiệu quả nhất trong khả năng cho phép của ngân sách quảng cáo.