Thời gian qua, nhiều người sử dụng điện thoại di động trong nước nhận được các tin nhắn bằng tiếng Anh thông báo họ đã trúng thưởng cả trăm nghìn USD.

Các tin nhắn này thường là: "You won 123.000 USD, contact <!– var prefix = 'ma' + 'il' + 'to'; var path = 'hr' + 'ef' + '='; var addy18937 = 'wu…33' + '@'; addy18937 = addy18937 + 'gmail' + '.' + 'com'; document.write( '‘ ); document.write( addy18937 ); document.write( ‘‘ ); //–>n wu…[email protected] <!– document.write( '‘ ); //–> Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó <!– document.write( '’ ); //–> and send your e-mail address by sms text message to +856…489 to get more information on how to claim the money". (Bạn đã trúng thưởng 123.000 USD, hãy liên hệ qua địa chỉ: <!– var prefix = 'ma' + 'il' + 'to'; var path = 'hr' + 'ef' + '='; var addy18937 = 'wu…33' + '@'; addy18937 = addy18937 + 'gmail' + '.' + 'com'; document.write( '‘ ); document.write( addy18937 ); document.write( ‘‘ ); //–>n wu…[email protected] <!– document.write( '‘ ); //–> Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó <!– document.write( '’ ); //–> hoặc gửi địa chỉ e-mail của bạn đến số +856…489 để được hướng dẫn nhận khoản tiền này).

Đây thực chất là chiêu thức lừa đảo qua SMS (SMS scam) nhắm vào sự nhẹ dạ và lòng tham của người sử dụng điện thoại. "Nếu cả tin trả lời tin nhắn hoặc liên lạc e-mail với kẻ phát tán thông điệp, nạn nhân sẽ tiếp tục bị dụ chuyển một khoản tiền ‘lệ phí’ đến tài khoản cho sẵn trước khi sở hữu món tiền thưởng lớn. Tất nhiên, sau khi chuyển tiền cho kẻ xấu, nạn nhân sẽ không bao giờ nhận được giải thưởng. Không những thế, nhiều thông tin cá nhân cũng bị đánh cắp vì trong quá trình liên hệ qua e-mail và SMS với kẻ xấu, họ có thể sẽ bị dụ tiết lộ thông tin", ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bkis Security, cho biết.

Trước đây, kẻ xấu thường áp dụng dạng lừa đảo này qua fax, thư điện tử và chiêu thức đơn giản này vẫn khiến nhiều người mắc bẫy. Do là công cụ liên lạc phổ biến, điện thoại di động đang trở thành đích nhắm mới cho giới tội phạm.

Ông Đức cho biết, tương tự như thu thập địa chỉ e-mail, tội phạm có nhiều cách để xây dựng kho số điện thoại như viết phần mềm tự động truy cập vào các website để tìm số, hoặc đánh cắp cơ sở dữ liệu lữu trữ thông tin cá nhân. Chẳng hạn, khi người sử dụng đăng ký thành viên trên một diễn đàn, họ phải khai báo e-mail, điện thoại, ngày sinh… và nếu nguồn dữ liệu này rơi vào tay kẻ xấu thì kẻ đó sẽ có số điện thoại của họ. Sau đó, chúng có thể dùng phần mềm để gửi tin nhắn hàng loạt.

Thống kê của Bkis cho thấy dạng tin nhắn này đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam, Australia và một số quốc gia châu Á khác.

Trích từ VnExpress