Tại Hội nghị lần này Ban chấp hành Hội in Tp.HCM đã điểm lại các mặt hoạt động của Hội sau 1 năm thành lập và báo cáo tổng kết tình hình ngành in Tp.HCM trong 2 năm 2010-2011.
Hội nghị cũng được nghe một số bài tham luận về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến ngành in Tp.HCM nói riêng và ngành in cả nước nói chung. Hội nghị đã điểm lại những vấn đề mấu chốt và nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp in Tp.HCM trong năm qua có rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng vẫn tăng trưởng dù ở mức thấp hơn những năm trước. Sự qui hoạch và điều tiết hợp lí của cơ quan Nhà nước kết hợp với sự tham gia tích cực và đồng thuận của các doanh nghiệp thông vai trò chất liên kết của các Hội nghề nghiệp sẽ góp phần thức đẩy sự phát triển bền vững của ngành in trong thời gian tới.
Tại Hội nghị lần này Ban chấp hành Hội in Tp.HCM đã điểm lại các mặt hoạt động của Hội sau 1 năm thành lập và báo cáo tổng kết tình hình ngành in Tp.HCM trong 2 năm 2010-2011. Hội nghị cũng được nghe một số bài tham luận về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến ngành in Tp.HCM nói riêng và ngành in cả nước nói chung.
Đoàn Chủ tịch điều khiển Đại hội. Từ trái qua phải: Ông Ngô Anh Tuấn (TTK),
Ông Lê Văn Tròn (CT) và Ông Nguyễn Nam Điện (PCT)
Cùng với những ngành truyền thông khác, ngành in Tp.HCM được đánh giá là ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao và tiếp cận nhanh với trình độ quốc tế và khu vực. Sự tăng trưởng này thể hiện qua số lượng, chủng loại và chất lượng các xuất bản phẩm và ấn phẩm; mức tăng trưởng từ 10% đến 15% mỗi năm và chiếm từ 60-65% sản lượng in của cả nước (số liệu thống kê từ năm 1993 – 2008).
Trong thời gian này, ngành in Tp.HCM đã có sự đổi mới mạnh mẽ về công nghệ với những bước đầu tư tiên phong về thiết bị và công nghệ. Sản lượng trung bình của ngành in Tp.HCM đã đạt xấp xỉ 540 tỉ trang in tiêu chuẩn (quy khổ 13cmx19cm) và ước tính tổng doanh số khoảng 18.000 tỉ đồng.
Khách mời từ các cơ quan Quản lý Nhà nước. Từ trái qua phải:
Ông Nguyễn Huy Bang, Ông Võ Văn Long và Ông Nguyễn Kiểm
Tuy vậy, trong năm 2010 và 4 tháng đầu năm 2011 ngành in Tp.HCM đã gặp không ít khó khăn, thử thách, ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoạt động và phát triển. Trong thời gian qua, ngành in Tp.HCM phát triển với các đặc điểm sau đây:
1. Tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc hủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài hơn 3 năm qua đã làm suy yếu sức mua của thị trường và năng lực đầu tư phát triển của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp in cũng khó tiếp cận với nguồn vốn do Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ cùng với sự tăng cao lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Trong 2 năm qua, chi phí sản xuất luôn tăng cao trong khi giá gia công in không thay đổi và sản lượng trang in ước đoán chỉ tăng khoảng 5% mỗi năm.
2. Ngành in Tp.HCM tuy phát triển nhanh và mạnh nhất trong cả nước nhưng chưa đủ lớn mạnh và bản lĩnh để có thể hội nhập với thị trường in quốc tế. Quy mô, sản lượng và doanh số in xuất khẩu còn rất khiêm tốn. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, úc, Mỹ, Hàn Quốc đã đầu tư khác nhiều vào TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và giành được thị phần đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực in nhãn và in bao bì.
Các cán bộ lão thành và khách mời từ Hội In Hà Nội.
3. Mảng in xuất bản phẩm chịu sự chi phối và đe dọa của các phương tiện truyền thông khác. Internet và truyền thông kỹ thuật số đã thực sự trở thành mối de dọa và là đối thủ cạnh tranh nặng ký đối với truyền thông in. Trong 2 năm qua, các loại tạp chí, báo về chính trị – kinh tế – xã hội đã giảm số lượng từ 20%-30% và các loại sách tra cứu, từ điển giảm tới 50%; đồng thời quảng cáo qua mạng và kỹ thuật số ngày càng tỏ ra ưu thế hơn so với quảng cáo in. Điều may mắn cho các doanh nghiệp in truyền thống là vẫn còn 1 lĩnh vực in bao bì và nhãn sản phẩm chưa bị các phương tiện điện tử de dọa. Trong hơn 540 tỉ trang in tiêu chuẩn mà ngành in Tp.HCM sản xuất hàng năm, bao bì và nhãn sản phẩm chiếm tới 65%, sách chỉ còn 10% (trong đó 2/3 là sách giáo khoa), báo và tạp chí là 15%, 10% còn lại là sản phẩm quảng cáo, lịch.
4. Số lượng các loại ấn phẩm suy giảm trong bối cảnh đầu tư tràn lan và cạnh tranh gay gắt làm cho mức độ lợi tức ngày càng giảm dần. Theo thống kê không chính thức thì khoảng 20% các doanh nghiệp in hạch toán lỗ sau khi kết thúc năm tài chính 2010; Mức lợi nhuận trước thuế trung bình chỉ đạt 2,13% so với doanh thu (thống kê trong mười doanh nghiệp in có quy mô lớn tại Tp.HCM).
Tình hình đầu tư máy móc thiết bị đã qua sử dụng tăng đều đặn hàng năm. Theo thống kê sơ bộ từ các nhà cung cấp máy móc thiết bị đã qua sử dụng thì năm 2010 số lượng máy loại này bán ra thị trường tăng 16% so với năm 2009; trong 3 tháng đầu năm 2011 tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009. Việc đầu tư vào các thiết bị mới tuy không tăng nhưng lại tập trung vào các thiết bị cực kỳ mắc tiền phục vụ cho mảng in xuất bản phẩm vốn đã bảo hòa từ 3 năm nay.
Ông Lê Văn Tròn – Chủ tịch Hội in Tp.HCM phát biểu tại Hội nghị
5. Sự chuyển dịch cơ cấu các loại ấn phẩm đang diễn ra mạnh mẽ do cạnh tranh ngày càng khóc liệt trong thị trường in truyền thống. Mảng in lớn nhất hiện nay vẫn là nhãn hàng và bao bì; mảng in kỹ thuật số đang có lợi thế trong bối cảnh các ấn phẩm in ngày càng cần số lượng ít hơn và nguồn nhân lực cho ngành in ngày càng thiếu. Do vậy một số nhà in đã dần chuyển hướng sang các loại hình khác ngoài in các ấn phẩm truyền thống để giảm áp lực cạnh tranh và định hướng phát triển lâu dài là một lựa chọn đúng đắn; Tuy nhiên các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch cơ cấu các loại ấn phẩm đang gặp không ít khó khăn do thiếu thông tin định hướng và đầu tư.
6. Giá nguyên vật liệu biến đổi liên tục và có khuynh hướng ngày càng tăng, đặc biệt là giấy in. Giấy in chiếm 60-80% giá thành sản phẩm in nhưng 2 năm qua luôn biến dđổi và gây ra các hậu quả khôn lường tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp in đặc biệt là việc bảo tồn vốn.
7. Ngành in chưa có qui hoạch cụ thể và rõ ràng, chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, mặc dù ngành in là ngành đóng góp GDP cao và thu hút nhiều lao động nhưng vẫn chưa có qui hoạch cụ thể cho ngành in Tp.HCM, vẫn coi ngành in là một ngành kinh doanh đặc biệt gây ô nhiễm (nhằm tưởng với ngành in và nhuộm vải) và cần giới hạn nên việc đầu tư của các doanh nghiệp in vào các khu công nghiệp là rất khó khăn và không được ưu đãi. Do thiếu qui hoạch tổng thể nên các doanh nghiệp in xây dựng nhà xưởng tự phát ở các khu vực ngoại thành và phát triển manh mún, khó kiểm sóat.
Ông Lê Văn Tròn gởi thư cám ơn cho các nhà tài trợ chính
8. Chuyển đổi hình thức hoạt động của doanh nghiệp in, tái cấu trúc ngành công nghiệp in. Hiện nay, trong số hàng ngàn cơ sở hoạt động ngành in tại TP.HCM chỉ còn dưới 20 cơ sở in đã và đang chuyển sang hình thức Công ty TNHH Nhà nước một thành viên do nhiệm vụ chính trị đặc thù hoặc vướng mắc về định giá lợi thế địa lý đất đai trong tiến trình cổ phần hóa; một số cơ sở in nhỏ trực thuốc các cơ quan, trường đại học và doanh nghiệp khác hoạt động với hình thức đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị phụ thuộc. Số rất lớn còn lại là các Công ty Cổ phần, Cty TNHH hoặc công ty tư nhân mà phần vốn Nhà nước chiếm tỉ trọng không đáng kể.
9. Đầu tư và phát triển. Trung bình mỗi năm ngành in Tp.HCM đầu tư khoảng 5-7 triệu USD cho máy móc thiết bị, việc đầu tư và phát triển này chủ yếu vẫn là các công ty lớn có vốn đầu tư của Nhà nước. Đầu tư trong những năm qua trong ngành in Tp.HCM phần lớn còn trùng lắp, thiếu sự đa dạng và đồng bộ, vừa gây lãng phí vốn đầu tư vừa tạo thêm sức ép trong cạnh tranh ở phân khác thị trường sản phẩm in truyền thông vốn dĩ đã và đang cạnh tranh mạnh mẽ. Trong khi đó các doanh nghiệp in Tp.HCM còn bỏ ngỏ khá nhiều khoảng trống của thị trường in để các doanh nghiệp vốn nước ngoài nhảy vào. Nhìn chung, các nhà in trên địa bàn Tp.HCM đều tập trung vào xây dựng nhà in tổng hợp, số lượng nhà in chuyên biệt chiếm không quá 10 đơn vị.
Công nghệ in KTS đang được ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm nhưng đang lẩn quẩn như một mô hình gia công in số lượng ít do tình trạng cạnh tranh hạ giá và không chú trọng đến chất lượng.
Hoạt động xuất phim đang trong giai đoạn giảm dần và ngày càng giảm nhanh do sự phát triển của vật liệu chế tạo bản CTP, hiện nay đơn giá cho vật liệu phim và bản kẽm đã gần bằng nhau và trong tương lai không xa các nhà in sẽ chuyển hẳn sang dùng bản CTP do giá rẻ và chất lượng cao hơn.
Ông Lê Văn Tròn trao kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ
10. Tình trạng nhân lực. ước tính ngành in Tp.HCM hiện đang sử dụng khoảng 15.000 lao động. Nhu cầu mỗi năm phải bổ sung khoảng 600 lao động các loại; trong khi đó các trường đào tạo chuyên ngành in mỗi năm chỉ có thể cung cấp khoảng 250 người (từ trình độ Đại học đến công nhân). Dự báo nguồn nhân lực cho ngành in khu vực phía nam trong tương lai là vấn đề đáng báo động kể cả về số lượng và chất lượng.
Điểm lại những vấn đề mấu chốt kể trên để thấy rằng ngành công nghiệp in Tp.HCM trong năm qua có rất nhiều khó và thử thách nhưng vẫn tăng trưởng dù ở mức thấp hơn những năm trước. Sự qui hoạch và điều tiết hợp lí của cơ quan Nhà nước kết hợp với sự tham gia tích cực và đồng thuận của các doanh nghiệp thông vai trò chất liên kết của các Hội nghề nghiệp sẽ góp phần thức đẩy sự phát triển bền vững của ngành in trong thời gian tới.
theo: internet