Sự bền vững chính là một vấn đề kinh doanh trọng tâm, tuy vậy nhiều doanh nghiệp không có đủ các nguồn lực hoặc tổ chức không phù hợp với những nhu cầu mới một cách hiệu quả, hoặc quan trọng hơn nữa là chuyển chúng thành những lợi thế kinh doanh.
Tôi nhận thấy rằng các công ty vẫn chưa sẵn sàng cho thách thức này thường có một hoặc nhiều hơn trong số năm đặc điểm sau:
Trách nhiệm đối với vấn đề bền vững bị chia nhỏ. Rất nhiều tổ chức chia nhỏ trách nhiệm đối với vấn đề bền vững một cách cụ thể – trong sản xuất, pháp lý, tuân thủ các quy định của chính phủ, giao tiếp trong doanh nghiệp – nghĩa là mọi việc sẽ cùng ở mức độ quản lý của CEO (hoặc, tồi tệ hơn, là ở nhóm cố vấn được tổng giám đốc điều hành thành lập).
Không có ai ở chức vụ cao có thể hiểu tiềm năng của lợi thế cạnh tranh trong bền vững. Lãnh đạo công ty coi sự bền vững như một loạt các vấn đề bắt buộc về kĩ thuật (với hệ thống năng lượng hoặc người lau dọn ống khói) và phân công công việc cho cấp dưới tiến hành.
Không có nhãn mác bền vững trong các kế hoạch kinh doanh. Không có quá trình rõ ràng giúp cho sự bền vững trở thành một vấn đề kinh doanh, do đó không có ai chịu trách nhiệm theo đuổi một chiến lược như vậy. Suy cho cùng, nếu lên kế hoạch kinh doanh thì sự bền vững chỉ là một vấn đề phụ thêm.
Thiếu một mạng lưới xanh để đánh giá quá trình xây dựng một doanh nghiệp bền vững. Công ty không có các phương tiện để đánh giá sự bền vững và không xây dựng mạng lưới hoạt động xanh trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ rời rạc và chỉ mang tính chất tự tham khảo. Các nhóm tổ chức phi chính phủ như WWF International và Sierra Club có vai trò tiếng nói quan trọng và lâu dài trong những thảo luận về kinh doanh xanh không ngừng phát triển. Rất nhiều doanh nghiệp thiếu những mối quan hệ bền vững và lâu dài như vậy với những tổ chức phi lợi nhuận này mặc dù những tổ chức này có thể cho mượn uy tín hoặc tạo ra những rắc rối đối với những nỗ lực kinh doanh xanh của các doanh nghiệp. Sự tương tác với các tổ chức này một cách rời rạc là không đủ, chứ đừng nói đến sự tương tác chỉ dựa trên những điều mà công ty bạn muốn nhìn thấy.
Sẽ có những cơ hội nếu bạn gật đầu công nhận với một hoặc nhiều hơn với những điều sau, doanh nghiệp của bạn không tham gia vào một nỗ lực bền vững nghiêm túc. Trong những tổ chức như vậy, vấn đề bền vững có thể phát sinh ngoài ý muốn, khiến cho những nhà quản lý phải tranh chấp trong việc đưa ra quyết định. Sự bền vững không phải là một cuộc khủng hoảng tranh giành quản lý.
Dưới đây là bốn cách để giải quyết những sự thiếu hụt đó:
1. Nâng tầm sự bền vững thành một vị trí C-Suite (quan trọng) chịu trách nhiệm cho việc kết hợp cả năng lực và sự minh bạch. Rất đáng khen là rất nhiều công ty đã đưa ra một nhân viên chuyên trách về sự bền vững. Nhưng họ cần phải cải thiện vai trò và cân nhắc kĩ xem ai sẽ là người phù hợp. Sự bền vững là một vấn đề kinh doanh chứ không phải là một vấn đề về pháp lý bắt buộc, vì vậy tốt hơn hết là bổ nhiệm một chuyên gia về vấn đề này thay vì cất nhắc một nhà quản lý về an toàn và sức khoẻ môi trường vào vị trí đó.
Nhà lãnh đạo này phải đưa ra một đội gồm những chuyên gia về pháp lý, quan hệ công chúng, với chính phủ, marketing, và các vấn đề về hoạt động và công nghệ. Nhóm đó cần làm việc với nhau trên cơ sở thường xuyên và lâu dài.
2. Coi sự bền vững là một sản phẩm hoặc dịch vụ. Cấu thành trong cái gọi là “kiềng ba chân” của việc theo đuổi những mục tiêu về kinh tế, xã hội, sinh thái cho doanh nghiệp của bạn. Bạn muốn mọi người nói: “Chúng tôi đang tạo ra một sản phẩm và chúng tôi chịu trách nhiệm với sản phẩm”.
Coi sự bền vững như một sản phẩm sẽ làm giảm những những phần tác động tới môi trường của các kế hoạch kinh doanh thường xuyên. Đây chính là đầu ra của sản phẩm bền vững? Đánh giá tiến độ dành cho cả công ty và xã hội.
3. Thiết lập mối quan hệ đối tác lâu dài và gia tăng giá trị với những thành viên quan trọng của các cộng đồng vì sự bền vững. Điều này có nghĩa coi mỗi một trong những tổ chức quan trọng trên giống như một khách hàng quan trọng. Bạn phải chỉ ra những tổ chức phi chính phủ nào có tiếng nói, vai trò trong lĩnh vực hoạt động của bạn. Sau đó phải tìm hiểu nhu cầu và mục tiêu của họ.
Thúc đẩy những mối quan hệ như vậy có thể giúp bạn tạo mối liên kết rõ rằng về những điều bạn có thể và không thể làm để giúp đỡ chương trình của họ và chỉ ra những giải pháp có lợi cho cả hai bên đối với những vấn đề mà lợi ích của doanh nghiệp bạn khác với lợi ích của các tổ chức đó.
Điều này cần đến một nhóm làm việc nhiệt tình, giống như có những lực lượng kinh doanh chuyên ngành luôn hết lòng với một khách hàng quan trọng để có thể quản lý và duy trì những mối quan hệ quan trọng.
4. Hãy làm cho việc quản lý khủng hoảng xanh trở thành một phần trong những cam kết lâu dài của bạn với sự bền vững. Sẽ không tránh khỏi việc có những sự kiện và những vấn đề quan trọng nhưng chỉ diễn ra một lần. Đôi khi, đó có thể là một cuộc khủng hoảng (ví dụ, một nguyên vật liệu sản phẩm hoá ra lại có ảnh hưởng xấu không ngờ đối với môi trường), đôi khi đó lại là cơ hội (ví dụ như một nỗ lực xin cấp phép cho một địa điểm hoạt động đặc biệt khó khăn).
Người lãnh đạo hướng tới sự bền vững ở mức độ C sẽ cần phải thành lập một nhóm chuyên để giải quyết những vấn đề không ngờ đó cho dù đó là những vấn đề thuộc về tai nạn công nghiệp, một thông tin khoa học mới đối với quá trình kinh doanh hoặc một cuộc tấn công cạnh tranh mới đối với thương hiệu của bạn.
Lợi ích có được từ những biện pháp trên là có thực. Wal-Mart đã nổi danh với việc coi sự bền vững là mảng trung tâm trong chiến lược kinh doanh của mình, bắt đầu vào năm 2004 khi hợp tác với Conservation International (tổ chức bảo tồn quốc tế) để tiếp cận với những ảnh hưởng về môi trường của các nhà bán lẻ khổng lồ.
Giờ đây Wal-Mart là một người đi đầu được ghi nhận cho những nỗ lực nhằm cắt giảm việc sử dụng năng lượng và giảm việc sử dụng đóng gói và các nguyên vật liệu thông qua chuỗi cung cấp sản phẩm của mình.
Những nỗ lực trên đòi hỏi sự đầu tư gắn với những hoạt động có ý nghĩa. Nhưng như Miranda Anderson, giám đốc quản lý sự bền vững của Wal-Mart, lưu ý trong một sự kiện của tổ chức Aspen Institute gần đây: “Những gì chúng ta khám phá ra là toàn bộ những điều mang tính bền vững, và nhìn vào năng lượng, khí hậu, thực tế phù hợp một cách hoàn hảo với nhiệm vụ trọng tâm của công ty là giúp mọi người tiết kiệm tiền để họ có thể sống tốt đẹp hơn.
“Từng điều chúng tôi làm đều xuyên suốt quán triệt tư tưởng đó. Những gì mà sự bền vững (đã làm là) mở cửa cho những tiềm năng kết nối cả việc tiết kiệm tiền và sống tốt đẹp hơn”.
(*) Tác giả là giám đốc và đối tác quản lý của Monitor Group và lãnh đạo các hoạt động bền vững của công ty. Monitor Group là một công ty tư vấn chiến lược toàn cầu và có đối tác chiến lược với Esty Environmental Partners để giúp khách hàng xây dựng sự bền vững vào trong chiến lược tăng trưởng và cạnh tranh của họ.