Các công nghệ chế bản in ấn hiện đại
Chúng ta chỉ mới đầu tư một số hệ thống CTP cho những công ty in / nhà in lớn có tiềm lực tài chính, còn đa số các công ty in / nhà in ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng công nghệ CTF có sử dụng giấy scan và dàn trang thủ công, công nghệ dàn trang điện tử và ra phim tấm vẫn chưa được áp dụng nhiều. Sau đây tôi xin được giới thiệu một cách tổng quan về các công nghệ chế bản chủ yếu được áp dụng trên thế giới hiện nay.
1. Công nghệ CTF trong in ấn
Công nghệ CTF là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên film thông qua các máy ghi film, film được đem bình trước khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in. Quy trình tổng quát của công nghệ CTF được mô tả theo sơ đồ sau:
+ Nhập dữ liệu vào máy tính
+ Xử lý, Dàn trang trên máy tính
+ Xuất ra phim hoặc giấy scan
Hiện nay, công nghệ CTF sử dụng trong các nhà in không có sự đồng bộ, có 3 mức độ công nghệ CTF khác nhau đang được áp dụng tại các nhà in / công ty in ấn ở nước ta, đó là công nghệ CTF có sử dụng giấy scan, công nghệ CTF xuất phim theo từng trang và công nghệ CTF xuất phim khổ bản in.
1.1. Công nghệ CTF có sử dụng giấy scan
Đây là phương pháp thủ công nhất trong công nghệ CTF, phim chỉ sử dụng cho các ảnh tách màu, chữ được in an trên giấy scan bằng máy in Laser. Sau đó chữ và ảnh được đem bình và phơi tạo bản in. Phương pháp này đòi hỏi nhiều lao động thủ công và không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật do sử dụng giấy scan (độ đen của chữ không đảm bảo, độ biến dạng của giấy scan lớn hơn và không đồng bộ với phim khi phơi bản cùng).
Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay lại được áp dụng phổ biến tại các nhà in / công ty in ấn ở nước ta, nguyên nhân là do yếu tố kinh tế vì khi sử dụng giấy scan sẽ làm giảm chi phí đáng kể so với chỉ sử dụng phim và thị trường nước ta chưa quá khắt khe trong vấn đề chất lượng
1.2. Công nghệ CTF xuất Film theo từng trang
Các trang bao gồm chữ và ảnh được xây dựng hoàn chỉnh bằng các phần mềm dàn trang sau đó được xuất ra film và đem bình theo đúng maket khách hàng. Hiện tại, phương pháp này chỉ được áp dụng cho các tạp chí chất lượng cao với chất lượng, độ chính xác cao và thời gian sản xuất ngắn.
1.3. Công nghệ CTF xuất Film khổ bản in ấn
Sau khi nhập chữ, quét ảnh, xử lý ảnh và dàn trang trên máy tính, các trang riêng rẽ sẽ được sắp xếp lên một khuôn có kích thước xác định (bằng kích thước bản in) trên máy tính, sau khi thêm các dấu ốc phục vụ cho công việc in ấn và gia công sau in ấn, một máy ghi phim khổ lớn sẽ được sử dụng để xuất ra những tấm phim phân màu có khổ bằng khổ bản in và công việc tiếp theo chỉ là phơi bản.
Công nghệ này đảm bảo được các yêu cầu về độ chính xác và chất lượng bản in làm ra, giảm bớt được khâu bình bản thủ công, vì vậy giảm đáng kể thời gian sản xuất và không phải sử dụng các nguyên vật liệu trong công việc bình bản như băng dính, đế bình… Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít nhà in / công ty in ấn có thể áp dụng công nghệ này do vốn đầu tư khá lớn vì phải đầu tư máy ghi phim khổ lớn, chi phí sản xuất tăng khi ghi phim khổ lớn. Ngoài ra, để áp dụng được công nghệ này đòi hỏi phải có giải pháp hoàn chỉnh về qui trình chế bản kỹ thuật số như PDF để có thể bình bản điện tử trên máy tính.
2. Computer to plate
“Computer to plate” là cụm từ mô tả công nghệ chế bản, trong đó dữ liệu số từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không qua khâu trung gian là film. Bản in sau khi được ghi hình có thể được hiện ngay trên hệ thống máy ghi bản hoặc được đưa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng. Sau đó, bản in được lắp lên máy in theo cách thông thường để tiến hành công việc in ấn. Công nghệ này hiện nay khá phổ biến trên thế giới do những ưu điểm vượt trội của nó so với công nghệ CTF. Một hệ thống CTP thông thường gồm 3 thành phần cơ bản là: Máy tính, hệ thống ghi hình và bản in.
– Công nghệ CTP bỏ qua được khâu trung gian từ phim ra bản nên không còn khái niệm dotgain trong quá trình này và chất lượng bản in tạo ra là có thể kiểm soát được.
– Sử dụng được loại T’ram FM và T’ram XM (là sự kết hợp giữa T’ram FM và AM), do đó có độ phân giải của bản in tạo ra rất lớn, với loại T’ram FM có thể đạt độ phân giải 600lpi và 400lpi với T’ram XM (độ phân giải của bản in thông thường hiện nay nhỏ hơn 200lpi). Như vậy, chất lượng bản in tạo ra khá hoàn hảo và loại bỏ được gần như hoàn toàn hiện tượng moiré thường gặp khi sử dụng T’ram AM.
– Do giảm bớt các khâu trung gian nên giảm thiểu rủi ro, sai hỏng, sự định vị chồng màu dễ dàng và chính xác hơn, khi có sai hỏng có thể nhận biết và điều chỉnh một cách dễ dàng và nhanh chóng, nâng cao hiệu quả công việc giảm thời gian chế bản, tăng năng suất lao động.
– Loại bỏ được các nguyên vật liệu trung gian như phim, giấy scan, mica, băng dính…Do đó giảm chi phí sản xuất, loại bỏ được rác thải và các hóa chất độc hại với môi trường như phim, dung dịch hiện phim…
– Giảm số lượng công nhân do đó giảm chi phí sản xuất
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ CTP cho các nhà in / công ty in ấn nước ta hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn như giá thành bản in cao, yêu cầu trình độ của người công nhân, thiết bị máy móc của hệ thống này hiện đại và rất mới chưa phổ biến trên thị trường và giá thành còn khá cao. Nhưng trong tương lai, với xu thế phát triển hiện nay nhất định công nghệ CTP sẽ là một công nghệ chế bản tối ưu và sẽ được ứng dụng phổ biến tại nước ta.
3. Công nghệ Computer to Press (CTPress)
Công nghệ CTP và công nghệ CTF vừa được mô tả trên đây vẫn còn phụ thuộc vào phương pháp in an truyền thống và những qui định của máy in trong quá trình sản xuất. Hiện nay trên thế giới, đã xuất hiện những hệ thống chế bản ưu việt hơn có thể chuyển đổi trực tiếp từ dữ liệu số trên máy tính trực tiếp thành hình ảnh trên tờ in tại máy in, bỏ qua các bước trung gian là chế ra phim hoặc bản in và việc lắp bản in lên máy bằng tay. Công nghệ này được gọi là công nghệ Computer to Press (CTPress), có hai công nghệ CTPress khác nhau là công nghệ Computer to press/direct imaging và công nghệ Computer to print.
3.1 Công nghệ Computer to press/direct imaging
Công nghệ này là một lĩnh vực của công nghệ chế bản Computer to press. Trong đó, một bản in được ghi hình ngay trên trục ống bản của máy in, quá trình ghi bản này được điều khiển từ máy tính. Sau khi nhập dữ liệu, và dàn trang trên máy tính, một bộ phận ghi hình bằng tia laser sẽ hoạt động dưới sự điều khiển của thiết bị xử lý ảnh tram, thiết bị này sẽ xử lý dữ liệu để thực hiện quá trình ghi hình trực tiếp lên bản in, ở máy in nhiều màu bộ phận ghi hình bằng tia laser sẽ ghi những hình ảnh phân màu lên các bản in cùng một lúc ở tất cả các cụm in ấn, công việc ghi hình diễn ra khá nhanh (chỉ vài phút) và sau đó quá trình in an có thể được tiến hành ngay. Quy trình công nghệ Computer to press được mô tả bởi sơ đồ sau:
+ Nhập dữ liệu vào máy tính
+ Xử lý dữ liệu
+ Ghi hình lên bản trên máy in
Hiện nay, có 2 công nghệ Computer to press/direct imaging khác nhau phụ thuộc vào tính chất của bản in ấn , đó là công nghệ Computer to press/direct imaging với bản in được ghi hình 1 lần duy nhất trong mỗi lần sản xuất in an và công nghệ Computer to press/direct imaging với bản in mà hình ảnh trên nó có thể thay đổi sau mỗi lượt in ấn mà chất lượng các tờ in an không thay đổi.
Công nghệ CTPress với hình ảnh in có thể thay đổi sau mỗi lượt in ấn, hiện nay mới chỉ được nghiên cứu và thử nghiệm ở một số trung tâm nghiên cứu khoa học của các công ty sản xuất thiết bị in ấn lớn trên thế giới và chưa được áp dụng trong thực tế, tuy nhiên đây thực sự là một công nghệ tiên tiến có nhiều ưu điểm và hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp in an.
3.2. Công nghệ Computer to Print
Công nghệ Computer to Print hay còn có thể gọi là công nghệ “không ép in”, đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực chế bản. Điều đặc biệt của công nghệ này là nó không sử dụng bản in ấn mà dữ liệu số từ máy tính được truyển trực tiếp thành hình ảnh trên tờ in ở máy in ấn. Công nghệ náy dựa theo nguyên tắc chụp ảnh tĩnh điện và sử dụng một chất màu đặc biệt, công nghệ này cũng cho phép in ra các hình ảnh khác nhau giữa các lượt in ấn.
Nguồn: Vietnamprint