Hãng nghiên cứu thị trường Forrester Research đã đưa ra dự đoán doanh thu từ việc bán lẻ qua mạng ở Mỹ trong năm 2003 sẽ đạt khoảng 96 tỉ USD, trong đó 30% là từ các dịch vụ du lịch…
Forrester cũng cho biết, các dịch vụ du lịch như đặt vé máy bay, khách sạn, thuê xe ôtô… sẽ chiếm khoảng 27 tỉ USD doanh số bán hàng trực tuyến trong năm nay. Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng bất chấp sự đổ vỡ của dot-com, thương mại điện tử vẫn tồn tại và tăng trưởng mạnh. Dự đoán đến năm 2008, thương mại điện tử ở Mỹ sẽ đạt gần 230 tỉ USD, với sự thống trị của nhà bán lẻ số 1 thế giới Wall-Mart.
Trong đó, hơn 10% doanh số sẽ từ bán hàng trực tuyến với 4 mặt hàng được người dùng ưa chuộng là phần mềm và phần cứng máy tính, vé, sách và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, đồ chơi, video game và hàng điện tử gia dụng cũng đạt xấp xỉ 10%. Thậm chí đồ trang sức có thể chiếm tới 4% doanh thu, bất chấp có nhiều nghi ngại về việc thật-giả, chất lượng sản phẩm…
Đó là vấn đề "online-shopping" tại Mỹ, một quốc gia vốn đã rất lớn mạnh về CNTT, nên việc mua bán trực tuyến dường như đã là một hoạt động rất bình thường của mọi người dân Mỹ. Còn tại Việt Nam, việc phổ cập Internet còn đang là vấn đề nóng hổi, khi đa số người dân còn khá bỡ ngỡ với việc truy cập thông tin từ Internet, thì việc mua bán trực tuyến quả là còn khá xa vời.
Thực tế lợi ích của mua bán qua mạng là rất lớn: sản phẩm được trưng bày chi tiết cụ thể, người sử dụng có thể xem xét mặt hàng thoả thích ở mọi thời gian địa điểm… Dù vậy ở VN hiện nay số các công ty, doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm của mình trên mạng thì khá nhiều nhưng chấp nhận các giao dịch mua bán qua Internet thì còn rất ít, chỉ đếm qua đầu ngón tay như: Nhà sách Minh Khai, TNH, Siêu Thị VDC …
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển hiện nay, chúng ta cũng có thể hi vọng một tương lai không xa, mua bán trực tuyến ở VN cũng sẽ phát triển mạnh, các phương thức thanh toán sẽ dễ dàng thuận tiện hơn, sản phẩm sẽ được giới thiệu chi tiết hơn… Và dĩ nhiên người tiêu dùng chỉ cần vài thao tác click chuột đơn giản là có thể mua cho mình một vài mặt hàng ưng ý mà không cần phải dời dù chỉ nửa bước chân. Ta thấy "Internet shopping" quả thực là tiện lợi !
-
Khi bé mơ ăn uống
14/12/2009
Khi bé mơ thấy mình được ăn uống, đừng vội cho rằng bé yêu của bạn có một cái bao tử không biết đầy. Như thế thật oan cho bé. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa) Khi bé hào hứng kể cho bạn biết đêm qua mơ thấy một chiếc bánh sinh nhật to […]
-
Hai mặt trong kinh doanh
07/12/2009
Hội nhập, đã làm cho không ít điểm xáo trộn. Trong đó, vấn đề kinh doanh trong hội nhập luôn được nhiều người nhắc tới. Vậy làm gì để kinh doanh với nghĩa đích thực của nó quả là làm không ít người trong giới kinh doanh đau đầu? Trong khuôn khổ bài viết này tôi cũng chỉ xin bàn về một số khía cạnh về vấn đề “Hai mặt trong kinh doanh”. Nhiều người trong chúng ta, ai cũng đã và đang trực tiếp hay gián tiếp làm công việc “kinh doanh”. Chúng ta bắt gặp từ “kinh” rất nhiều trong tiếng Việt như: kinh nghiệm, kinh thánh, kinh tế... "Kinh" có nghĩa là những cái lặp đi lặp lại đúng và cụm từ "kinh doanh" được giải nghĩa là hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức nhằm đạt mục đích lợi nhuận qua các hoạt động kinh doanh.
-
Làm sao để khách hàng thường xuyên quay trở lại website?
22/07/2010
Việc có một sản phẩm hay dịch vụ tốt để bán là một yếu tố quan trọng trong việc tạo lập một ngành kinh doanh kinh doanh trực tuyến có hiệu quả, nhưng việc kinh doanh sẽ không thành công nếu người ta không sử dụng website của bạn. Bạn cũng phải làm cho khách hàng thường xuyên quay trở lại web site của mình.
-
Trojan mới khó phát hiện tấn công lỗ hổng IE
15/11/2013
Một trojan mới vừa xuất hiện khai thác lỗ hổng trình duyệt web Internet Explorer (IE), và người dùng sẽ không dễ dàng tìm thấy nó vì chúng không nằm trên ổ cứng.
-
Tại sao Việt Nam không có thương hiệu nổi tiếng
18/10/2009
"Nhật Bản có Panasonic hay Sony, Hàn Quốc nổi tiếng vì Daewoo và Samsung. Nhưng không có bất kỳ thương hiệu nào tiêu biểu cho Việt Nam", giáo sư Tom Cannon, nhà hoạch định kinh tế nổi tiếng thế giới, trả lời phỏng vấn.
- Là cố vấn của nhiều thương hiệu lớn toàn cầu như American Express, Goldman Sachs, Microsoft, Airbus, HSBC, Ernst & Young, IBM..., ông có lời khuyên nào cho Việt Nam trong phát triển thương hiệu?