Tôi may mắn được biết một số người đặc biệt thành công và họ có cùng những thói quen sau:

1. Họ không lập nên các kế hoạch dự phòng.

Các kế hoạch dự phòng có thể giúp bạn dễ ngủ hơn vào buổi tối. Các kế hoạch dự phòng cũng giúp bạn có được lối thoát dễ dàng hơn vào những lúc khó khăn.

Bạn sẽ làm việc vất vả và lâu hơn rất nhiều nếu vẫn phải thực hiện kế hoạch chính vì không có lựa chọn khác. Cam kết hoàn toàn mà không có mạng lưới an toàn sẽ thúc bạn phải làm việc vất vả hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể tưởng tượng ra trước đó.

Nếu vì một lý do nào đó điều xấu nhất xảy ra (và từ “xấu nhất” không bao giờ tồi tệ như bạn nghĩ) hãy tin tưởng rằng bạn sẽ tìm ra một cách để hồi phục. Chừng nào bạn còn làm việc chăm chỉ và còn phải học hỏi từ những sai lầm của chính mình thì bạn sẽ còn tin tưởng như thế.

2. Họ làm công việc…

Bạn có thể làm tốt nếu cố gắng một chút. Bạn có thể làm thực sự tốt nếu cố gắng hơn một chút.

Nhưng bạn không thể làm bất cứ điều gì một cách tuyệt vời nếu bạn không cố gắng một cách đặc biệt.

Cào đi lớp bên ngoài của bất cứ con người sở hữu những kỹ năng đặc biệt nào , bạn sẽ thấy con người đó đã phải bỏ ra hàng ngàn giờ nỗ lực phát triển các kỹ năng này.

Không có lối tắt nào cả. Chẳng có thành công nào tới chỉ sau một đêm. Ai cũng đã từng nghe về nguyên tắc 10.000 giờ nhưng không ai làm theo nguyên tắc nào cả…  trừ những người đặc biệt thành công.
Vì vậy hãy bắt đầu làm việc ngay từ bây giờ. Thời gian đang bị lãng phí.
3.  …và họ làm việc nhiều hơn rất nhiều.

Hãy quên các câu chuyện “Tôi kết thúc mọi việc lúc 5g30 hàng ngày” của Sheryl Sandberg đi. Tôi chắc là bà có làm như vậy. Nhưng bà ấy không phải là bạn.

Tất cả các doanh nhân đặc biệt thành công mà tôi quen biết với tư cách cá nhân thường làm việc nhiều giờ hơn người bình thường-nhiều hơn rất nhiều.  Họ có những sách dài những việc họ muốn được làm. Vì vậy họ phải bỏ ra nhiều thời gian.

Không chỉ thế, họ thực sự muốn bỏ ra nhiều thời gian.

Nếu bạn không ôm lấy khối lượng công việc mà những người khác có thể coi là điên rồ thì có nghĩa là mục tiêu của bạn không có nhiều ý nghĩa đối với bạn – hoặc là nó đặc biệt khó đạt được. Dù lý do là gì bạn cũng sẽ không thể đạt được thành công đặc biệt.

4. Họ tránh những đám đông.

Kiến thức thông thường sẽ đem lại các kết quả thông thường. Ra nhập đám đông- dù đám đông dù đám đông đó có thời thượng tới đâu hoặc cơ hội có “hot” tới đâu- thì cũng chỉ là một công thức dành cho sự tầm thường.

Những người đặc biệt thành công có thói quen làm những việc những người khác sẽ không làm. Họ tới những nơi mà những người khác sẽ không tới bởi vì ở đó sẽ có ít sự cạnh tranh hơn và nhiều cơ hội để thành công hơn.

5. Họ bắt đầu vào lúc kết thúc…

Thành công thông thường thường dựa trên các mục tiêu thông thường.

Hãy quyết định điều bạn thực sự muốn: trở thành người giỏi nhất, người nhanh nhất, rẻ nhất, lớn nhất, bất cứ điều gì. Mục đích cuối cùng. Quyết định bạn muốn kết thúc ở đâu. Đó chính là mục tiêu của bạn.

Sau đó bạn có thể quay trở lại làm việc và đặt ra tất cả các bước trên đường tới thành công của bạn.

Đừng bao giờ khởi đầu nhỏ, vì đây là giai đoạn cần quan tâm tới các mục tiêu. Bạn sẽ tạo ra các quyết định tốt hơn (và sẽ thấy dễ làm việc chăm chỉ hơn rất nhiều) khi mục tiêu sau cùng của bạn cũng là thành công sau cùng.

6. … và họ không dừng lại ở đó.

Đạt được một mục tiêu (dù lớn hay nhỏ) không phải là vạch kết thúc  của những người thành công lớn. Giành được một mục tiêu lớn là tạo tiền đề để giành được mục tiêu lớn khác.

Có lẽ bạn muốn tạo ra một công ty trị giá 100 triệu đô la; một khi bạn đã tạo đòn bẩy cho các mối quan hệ và ảnh hưởng của mình để tạo ra một tổ chức từ thiện cho sự nghiệp mà bạn tin tưởng. Sau đó thành công về kinh doanh và mục đích nhân đạo của bạn có thể tạo ra một cổng thông tin để nói, viết và suy nghĩ về sự lãnh đạo. Sau đó…
Quá trình trở nên đặc biệt thành công sẽ cho bạn những kỹ năng và mạng lưới để đặc biệt thành công trong nhiều lĩnh vực khác.

Những người đặc biệt thành công không cố gắng thắng trong chỉ một cuộc đua. Họ chờ đợi và đặt kế hoạch để thắng trong nhiều cuộc đua tiếp theo.

7. Họ bán.

Một lần tôi đã yêu cầu một số chủ doanh nghiệp và CEO kể tên các kỹ năng họ cảm thấy đã đóng góp nhiều nhất vào thành công của họ. Ai cũng nói rằng đó là khả năng bán.

Hãy nhớ rằng bán hàng không phải là thao tác, tạo áp lực hay phỉnh phờ. Bán hàng là giải thích tính logic và lợi ích của một quyết định hoặc vị thế. Bán hàng là thuyết phục những người khác làm việc với bạn. Bán hàng là vượt qua sự từ chối và những rào cản.

Bán hàng là nền tảng thành công của cá nhân và doanh nghiệp: biết cách đàm phán, xử lý câu trả lời “không”, duy trì sự tự tin và lòng tự trọng trước mặt khách hàng từ chối, giao tiếp hiệu quả với nhiều kiểu người, tạo lập các mối quan hệ dài hạn…

Khi bạn thực sự tin tưởng vào ý tưởng của mình hoặc công ty mình hoặc bản thân mình thì bạn không cần phải có một cái tôi lớn hoặc nhân cách lớn. Bạn không cần phải “bán”.
Bạn chỉ cần giao tiếp.

8. Họ không bao giờ quá tự hào.

Để thừa nhận họ đã mắc sai lầm. Để nói họ xin lỗi. Để có những giấc mơ lớn. Để thừa nhận họ biết ơn những người khác đã giúp họ thành công. Để tự trào lộng bản thân. Để yêu cầu được giúp đỡ.
Để thất bại.

Và để thử lại.
Dịch từ Inc