Dù thực tế hiện tại có tới 10.000 DN đăng ký cung cấp dịch vụ CNTT, nhưng trong số đó, nhiều DN không hoạt động hoặc chỉ hoạt động trên danh nghĩa.
 |
Mô tả ảnh. |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết, hiện Bộ đang chủ trì soạn thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật CNTT về riêng lĩnh vực dịch vụ CNTT, dự định sẽ lấy ý kiến các bộ ngành vào tháng 10/2009 tới và trình Chính phủ vào tháng 12/2009.
Dự thảo Nghị định gồm 7 chương, 30 điều, quy định một số nội dung quan trọng trong việc quản lý các dịch vụ CNTT trên thị trường hiện nay, như: cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; biện pháp đảm bảo phát triển dịch vụ công nghệ thông tin; quản lý nhà nước về dịch vụ công nghệ thông tin; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm…
5 nhóm dịch vụ CNTT nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật gồm: các dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin; các dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin; các dịch vụ an toàn bảo mật thông tin; dịch vụ cho thuê không gian lưu trữ thông tin số và các dịch vụ nội dung thông tin số.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT cho biết, thực tế hiện nay Việt Nam có gần 10.000 DN đăng ký cung cấp dịch vụ CNTT, nhưng DN không có đủ năng lực hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, trên danh nghĩa…, tạo ra những dịch vụ CNTT không bảo chất lượng, ảnh hưởng đến lợi ích khách hàng, làm cho thị trường này hỗn loạn.
Ông Tuyên cũng cho biết, dự thảo Nghị định sẽ quy định cụ thể điều kiện kinh doanh đối với một số loại hình dịch vụ CNTT để tăng tính chuyên nghiệp, theo đó, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn CNTT phải đăng ký và phải có chứng chỉ hành nghề tư vấn CNTT do Sở TT&TT tại địa phương cấp. Các tổ chức, DN muốn cung cấp dich vụ cho thuê không gian lưu trữ thông tin số cũng phải có giấy phép của Bộ TT&TT, nhằm đảm bảo quyền lợi của cả nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ.
-
‘Tứ khổ’ của doanh nghiệp
18/10/2009
Một doanh nghiệp không khác gì đời người, bị chi phối bởi vòng tròn tứ khổ: Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Vậy làm sao vượt được Lão - Bệnh - Tử, làm sao để phát triển khi khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu?
-
Các kỹ thuật cơ bản trong thiết kế in ấn
28/05/2013
Công việc thiết kế đòi hỏi có sự am hiểu cao về in ấn. Nó sẽ giúp hạn chế đầy rẫy các rủi ro cho in ấn. Bài viết chuyên sâu về các kỹ thuật trước khi in được đăng tải trên tạp chí in ấn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí và nâng cao chất lượng in ấn.
-
Hai mặt trong kinh doanh
07/12/2009
Hội nhập, đã làm cho không ít điểm xáo trộn. Trong đó, vấn đề kinh doanh trong hội nhập luôn được nhiều người nhắc tới. Vậy làm gì để kinh doanh với nghĩa đích thực của nó quả là làm không ít người trong giới kinh doanh đau đầu? Trong khuôn khổ bài viết này tôi cũng chỉ xin bàn về một số khía cạnh về vấn đề “Hai mặt trong kinh doanh”. Nhiều người trong chúng ta, ai cũng đã và đang trực tiếp hay gián tiếp làm công việc “kinh doanh”. Chúng ta bắt gặp từ “kinh” rất nhiều trong tiếng Việt như: kinh nghiệm, kinh thánh, kinh tế... "Kinh" có nghĩa là những cái lặp đi lặp lại đúng và cụm từ "kinh doanh" được giải nghĩa là hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức nhằm đạt mục đích lợi nhuận qua các hoạt động kinh doanh.
-
Tại sao khi in ấn dùng hệ màu CMYK mà không dùng RGB?
23/11/2012
Chúng ta bắt đầu từ việc nhìn màu của mắt người. Để nhìn thấy, chúng ta cần có ánh sáng. Mắt người nhìn thấy một vật là do đã có ánh sáng (từ đâu đó không biết, mặt trời, đèn pin, đèn cầy hay ... màn hình điện thoại di động ) chiếu đến vật và phản xạ từ vật thể truyền đến mắt.
-
thành phần mực in offset
24/08/2013
Quy trình in offset khá phức tạp trong đó thành phần mực in là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà mỗi người làm nghề in ấn offset cần phải biết. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu bài viết về kỹ thuật in ấn chuyên sâu này