Theo các chuyên gia, câu nói đó không phải là không có cơ sở. Nhưng tại sao nam giới có tuổi mang ba can đó lại tốt hơn so với nữ giới? Và phải chăng nam giới mang một trong ba can này đều thành tài, còn nữ giới đều lận đận chuyện tình duyên?

Rước dâu hai lần để hóa giải tuổi… Quý

Chị Vũ Thị Sen (Đông Long, Tiền Hải, Thái Bình) sinh năm 1983. Chị bảo, chả biết có phải con gái tuổi Quý Hợi “cao số”, “hai lần đò” như lời các cụ phán hay không nhưng chuyện tình duyên của chị cũng lận đận. Trải qua mấy mối tình từ thời sinh viên cho đến khi đi làm nhưng đều dang dở vì đủ mọi lý do, mãi tháng 12 vừa rồi chị mới lập gia đình.

“Trước đó, bố mẹ mình ở nhà đi xem ngày cưới, thầy phán mình tuổi Quý nên nhất định phải rước dâu hai lần. Nhà chồng mình ở Phủ Lý, Hà Nam, cách nhau ngót 100 cây số nhưng bố mẹ bắt mình phải nhất nhất làm theo đúng lời thầy. Chiều hôm trước nhà trai đến rước dâu lần một thì 11g đêm đó mình phải “trốn” về trên chiếc xe của người quen chờ sẵn, trưa hôm sau là lễ rước dâu chính thức. Báo hại không chỉ mình cô dâu mệt mà cả họ hàng hai bên cũng mệt theo”, chị ngán ngẩm kể.

Ông Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và Khoa học – Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam xác nhận: Trên thực tế, chuyện rước dâu hai lần vì “chẳng may” cô dâu có tuổi mang can Đinh, Nhâm, Quý không phải là hiếm, bởi quan niệm dân gian cho rằng, nữ tuổi đó thường chịu cảnh “hai lần đò”, hôn nhân đứt gánh, không may mắn. Do đó, họ phải rước dâu hai lần coi như… hai lần cưới, mong muốn sẽ hóa giải sự xui xẻo cho cô dâu.

Can chi quyết định tính cách, số mệnh

Ông Vũ Quốc Trung, người có nhiều năm nghiên cứu về tử vi, kinh dịch cho rằng, việc dân gian quan niệm như vậy không phải là không có cơ sở.

Ông lý giải, lĩnh vực cổ học phương Đông với dự báo dựa trên ba tiên đề. Đó là Âm dương: Tất cả mọi sự vật hữu hình lẫn hiện tượng vô hình luôn tồn tại hai mặt đối lập là âm và dương. Chẳng hạn, nữ là âm, nam là dương, mặt trăng là âm, mặt trời là dương… Chỉ khi có âm có dương, âm dương hòa hợp thì sự vật, hiện tượng ấy mới tồn tại. Tiên đề thứ hai là Ngũ hành. Theo đó, vật chất được tạo nên từ 5 loại gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; ngũ hành có tương sinh, tương khắc. Tiên đề thứ ba là bát quái.

Ông Trung cho biết thêm: Có 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Các can và chi này cũng không nằm ngoài 3 tiên đề trên, có âm và dương (với can thì Giáp là dương, Ất là âm, Bính – dương, Đinh – âm… cứ thế xen kẽ. Với chi cũng tương tự, Tý – dương, Sửu – âm…). Các can và chi kết hợp với nhau tạo thành Lục thập hoa giáp, cứ 60 năm lại lặp lại một lần, gọi là hệ Can chi.

“Các can và chi đó đều được mã hóa, mang ý nghĩa riêng và có những nguồn năng lượng không giống nhau. Mỗi người được sinh ra trong một ngày, giờ, tháng, năm cụ thể. Thế nên, vào thời khắc đứa trẻ ra đời, năng lượng từ tự nhiên sẽ tác động tới chính đứa trẻ đó, từ đó ảnh hưởng đến tính cách, số phận. Chẳng thế mà dân gian có câu “Trai mùng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này”. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà người ta đúc kết thành câu “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài; Gái Đinh, Nhâm, Quý qua hai lần đò”, ông nói.

Ông Nguyễn Hoàng Điệp bổ sung thêm: Hệ Can chi này xuất hiện từ đời nhà Thương bên Trung Quốc. Trước thời Đông Hán, vào khoảng năm 103 Trước Công nguyên, người ta chỉ dùng hệ Can chi để ghi ngày. Đến thời Hán về sau mới dùng hệ Can chi để ghi năm, tháng, ngày, giờ. “Do đó, rõ ràng can chi có quyết định tới tính cách, số mệnh của mỗi con người. Nó hoàn toàn mang yếu tố của khoa học chứ không phải là trò mê tín!”, ông Điệp nhấn mạnh.

Ý nghĩa của 3 can Đinh, Nhâm, Quý

kiến thức in ấn | xưởng in offset giá rẻ | in trên vải | in trên áo mưa | in bao bì
Các chuyên gia cho rằng, Can chi có quyết định tới tính cách, số mệnh của mỗi con người.

Ông Điệp là người đồng chủ biên cuốn sách “Lịch vạn niên thực dụng 1898 – 2018”, NXB Văn hóa – Thông tin, năm 2007. Theo cuốn sách này thì mỗi can, chi đều được mã hóa với những ý nghĩa nhất định. Trong đó, can Đinh là biểu tượng của mùa hạ, vạn vật đều chín. Đinh là thừa Bính tượng trưng tâm người. Nó là biểu hiện của sự tráng niên, nội lực sung mãn. Theo sách Cổ ngữ, dịch lý, Đinh có tính chất: Tính mịn màng, thuận sắc màu hồng lửa. Vị: Tê lưỡi, khô cổ. Thanh: Trong trẻo. Thể: Nhọn, các tính hay dương lên. Về Âm – Dương ngũ hành thuộc Âm – Hỏa. Gặp thời có thể tiêu tan được hung tàn, bạo ngược, làm động lòng nước mắt muôn người, biết được cơ trời vận nước gian nguy. Ngược lại, nếu không gặp thời sẽ luôn giữ trong lòng sự u sầu buồn bã, khổ não.

Can Nhâm là thừa Tân, tượng trưng gối người. Theo sách Cổ ngữ, dịch lý thì Nhâm có chất háo sắc, đa tình. Vị: Mặn, sắc huyền đen. Thanh cung ấm, thể tròn và động có hình vằn khúc khuỷu. Về Âm – Dương ngũ hành thuộc Dương – Thủy. Gặp thời vận thì lợi cho người, ích cho vật. Không gặp thời thì hại người hiền. Tính tình bề ngoài thì mềm mỏng còn trong thì xảo trá, gian hùng. Nên lựa thời để cùng buồn, chớ nên cùng vui.

Can Quý tượng trưng cho thủy từ bốn phương chảy vào lòng đất. Nó cũng hàm ý biểu tượng sự thai nghén đã mãn hạn. Quý thừa Nhâm tượng trưng cho chân người. Còn theo các sách Cổ ngữ, dịch lý giải thích thì Qúy có chất nặng, âm tính, trầm hậu (dày, sâu) nhưng bên trong có sự yếu ớt. Sắc: Huyền, đen. Thanh: Cao, sáng. Thể: Khúc khuỷu. Về Âm – Dương ngũ hành thuộc Âm – Thủy. Gặp thời, đắc vận thì theo rồng mà biến hóa. Nếu sa cơ lỡ vận thì theo người đi ăn mày. Tính là cảm hứng, ngay thẳng. Sách Cổ văn có ghi: “Biết thì trừ được tai nạn, giải được sự phân vân hồ đồ. Không biết thì sa vào sự gian trá, tối tăm, hay soi coi sự nhơ nhuốc”.

“Việc “mã hóa” ba can này được áp dụng cho cả nam và nữ nên chỉ mang tính chung chung, ước lượng. Do đó, cần kết hợp với các chi cụ thể thì mới chuẩn xác được”, ông Điệp cho biết.

Vậy tại sao ba can này đối với nam lại tốt, đối với nữ lại “hai lần đò”? Phải chăng nó kết hợp với chi nào cũng hoặc tốt, hoặc xấu? Nếu thực sự nữ “hai lần đò” thì có cách nào để hóa giải?

“Để lý giải câu “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài; Gái Đinh, Nhâm, Quý qua hai lần đò” thì phải dựa hoàn toàn trên thuyết Âm dương, Ngũ hành. Đồng thời cũng cần kết hợp với các chi. Chỉ có thể dựa vào đó mà giải thích. Do đó, phải thừa nhận các thuyết này thì mới giải thích được, nếu không sẽ thấy nó vô lý”.