Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
(Điều 284 Luật thương mại)
Hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
(Điều 285 Luật thương mại)
Quyền của thương nhân nhượng quyền:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
1. Nhận tiền nhượng quyền;
2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
(Điều 286 Luật thương mại)
Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
(Điều 287 Luật thương mại)
Quyền của thương nhân nhận quyền:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
(Điều 288 Luật thương mại)
Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
(Điều 288 Luật thương mại)
Nhượng quyền lại cho bên thứ ba:
1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.
(Điều 289 Luật thương mại)
Đăng ký nhượng quyền thương mại:
1. Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại là gì?
Bài đăng cùng chuyên mục
-
Phần mềm diệt vi rút miễn phí của Microsoft: “Rất tốt”
Security Essentials, phần mềm diệt vi rút miễn phí của Microsoft phát hiện được 98% trong số hơn nửa triệu mẫu mã độc, tỉ lệ thành công được hãng bảo mật AV-Test.org miêu tả là "rất tốt". Security Essentials – phần mềm diệt virus miễn phí của Microsoft được AV-Test.org, một hãng đánh giá bảo mật trung lập […]
-
Nghề Quản lý nhân sự – Thấu hiểu từng con người trong tổ chức
Thu hút và giữ chân những nhân viên có đủ tiêu chuẩn nhất và sắp xếp những công việc thích hợp nhất với họ là một điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp quá lớn không thể cho phép sự liên hệ gần gũi giữa cấp lãnh đạo cao nhất của công ty với nhân viên được. Và khi đó, nhân viên quản lý nhân sự sẽ có nhiệm vụ làm cầu nối cho vấn đề này.
-
Bàn tay úp: thể hiện quyền uy
Bàn tay đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ. Chúng ta có thể nhìn biểu hiện bàn tay của một người để đoán tâm trạng, suy nghĩ và tính cách của người đó.
-
Giấc mơ thần tiên
Thần tiên vốn là những biểu tượng may mắn, tượng trưng cho vẻ đẹp và lòng tốt. Những vị thần này còn mang ý nghĩa là "thần hộ mệnh" có sức mạnh phi thường, hay giúp đỡ người tốt, loại bỏ những điều xấu xa, độc ác. Do đó, giấc mơ về thần tiên thường là điềm báo tốt đẹp.
-
Cứu vãn uy tín công ty bằng tin nhắn
Các tập đoàn kinh doanh khổng lồ tại Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các mạng xã hội phổ biến để tìm hiểu thái độ của khách hàng và ngăn chặn những nguy cơ PR (quan hệ công chúng) tồi tệ. Kiểm soát hình ảnh của công ty trên mạng là một nhiệm vụ khó khăn, kể cả với những hỗ trợ công nghệ hiện đại. Các phần mềm theo dõi có thể phát hiện hàng trăm tin nhắn mỗi ngày và người quản lý phải xác định lập tức những thông tin nào có thể trở thành vấn đề ảnh hưởng đến bộ mặt công ty.