Không ai không mong cho con mình có được một cái tên gọi hay, hoàn chỉnh, hàm ý phong phú, ngụ ý sâu sắc. Đặt tên cho con là một học vấn có quan hệ với văn tự học, âm vần học, dân tộc học, sử học, văn hóa tông pháp và nhiều tri thức khoa học hiện đại, chính vì thế nó đã phát triển thành một môn mệnh danh học.

NGUYÊN TẮC ÐẶT TÊN

Khi đặt tên cần tuân thủ các nguyên tắc:

  • Âm vần của tên gọi phải hay, đẹp: đặt tên là để người khác gọi, vì thế phải hay, kêu, tránh thô tục, không trúc trắc.
  • Tiếp đến là tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, tránh dùng nhiều chữ để dễ gọi.
  • Khi đặt tên cần chú ý sự thống nhất hài hòa giữa họ và tên.
  • Tên gọi phải có ngụ ý hay: điều quan trọng nhất của việc đặt tên là chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự. Vì thế phải căn cứ vào thẩm mỹ, chí hướng, và sở thích để chọn chữ nghĩa.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI ÐẶT TÊN

  • Hạn chế đặt tên đơn, vì tên đơn dễ bị trùng tên.
  • Khi đặt tên không nên chạy theo thời cuộc chính trị, đặt tên gọi mang mầu sắc chính trị.
  • Khi đặt tên không nên dùng những từ cầu lợi, làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn.
  • Khi đặt tên không nên cuồng tín, nông cạn quá, ví dụ đặt tên là Vô Địch, Vĩnh Phát… Đặt tên gọi tuyệt đối quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.
  • Không nên đặt tên nam nữ, âm dương trái ngược nhau, nữ không nên đặt tên Nam, nam không nên đặt tên Nữ để người khác dễ phân biệt.
  • Tránh các tên dễ bị chế giễu khi nói lái như Tiến Tùng ra Túng Tiền.
  • Các bạn ở nước ngoài nên tránh những tên gọi khi viết không dấu mang những nghĩa khác của địa phương như chữ Phúc và Dũng trong tiếng Anh.
  • Không nên tùy tiện đổi tên.