Những năm đầu thế kỷ 21, ngành công nghệ thông tin (CNTT) thế giới vừa ra khỏi cơn “đại hồng thủy” khi hàng loạt công ty dot.com sụp đổ. Ngành PM Việt Nam mới chập chững những bước đi đầu tiên trong bối cảnh thị trường thế giới điêu tàn sau khủng hoảng, thị trường trong nước chưa phát triển. Hiệp hội doanh nghiệp PM Việt Nam (VINASA) được thành lập tháng 4/2002, lúc đó mới chỉ có 51 hội viên, toàn là các doanh nghiệp nhỏ, chưa có đơn vị nào quá 300 lập trình viên. Mọi người cùng chụm đầu tìm hướng đi chung cho các thành viên của VINASA.
|
|
|
Kể từ khi ra đời đến nay, Sao Khuê đã góp phần không nhỏ “chắp cánh” cho các thương hiệu PM Việt.
|
Nghiên cứu ngành PM của một số nước lúc đó, Ấn Độ tập trung vào xuất khẩu, Trung Quốc chú trọng thị trường trong nước,… ban chấp hành VINASA xác định hướng đi của ngành PM Việt Nam phải dựa vào cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Đối với thị trường ngoài nước, hàng loạt các ý tưởng và kế hoạch được nêu ra, kể cả chiến lược Nhật Bản đã được xây dựng. Thế nhưng, các thành viên nghĩ mãi mà chưa ra cách “đột phá” nào vừa sức với hiệp hội mà lại thiết thực giúp được hội viên phát triển thị trường trong nước. “Thế rồi khoảng giữa năm 2002, khi thông tin về các cuộc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam ngày càng nhiều, chúng tôi chợt lóe lên ý nghĩ VINASA phải giúp hội viên xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm để khẳng định vị trí ngay tại thị trường trong nước. Vậy là giải thưởng Sao Khuê ra đời”, ông Phạm Tấn Công, tổng thư ký VINASA hồi tưởng.
Tuy vậy, sự ra đời của giải thưởng gặp không ít khó khăn, chưa kể đến sự đồng thuận trong hiệp hội cũng không cao do có những doanh nghiệp (DN) không tập trung vào thị trường trong nước và cho rằng giải thưởng chẳng thiết thực với họ. Cuối cùng, lễ trao giải đầu tiên đã diễn ra với sự ủng hộ của đài Truyền Hình Việt Nam cho truyền hình trực tiếp, Thủ Tướng, Phó Thủ Tướng đến dự. Giải thưởng Sao Khuê lần thứ nhất chỉ có 9 giải, được trao tặng cho giáo sư Đặng Hữu, Tổng Cục thuế và 7 DN PM.
“Chắp cánh” cho PM Việt
Sau 5 năm triển khai, Sao Khuê đã trở thành giải thưởng danh giá, biểu tượng thành công của ngành PM Việt Nam. Nhiều tên tuổi có đóng góp lớn cho ngành PM nước nhà đã được trao tặng giải thưởng như: giáo sư Đặng Hữu (2003), giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân (2005), cố giáo sư – thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc (2006), tiến sĩ Mai Liêm Trực (2007). Nhiều DN PM hàng đầu Việt Nam cũng khẳng định thương hiệu và vị thế trong ngành PM qua việc liên tiếp đoạt giải thưởng như FPT, FCG Việt Nam, CMC, VDC, Tinh Vân, MK Technology, …
|
|
“Sự tích” Sao Khuê
Trong quan niệm của người Á Đông, “Sao Khuê” là vì tinh tú biểu tượng cho học thuật, sự sáng suốt và hàm chứa những tinh túy giá trị văn hóa tinh thần. Sao Khuê còn gắn với hình ảnh Nguyễn Trãi – một tên tuổi lớn của trí tuệ Việt Nam, được ghi danh sáng chói trong lịch sử – “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”. Đó cũng chính là lý do khiến mặc dù ban đầu cái tên này gây nhiều băn khoăn (vì Việt Nam đã có nhiều giải thưởng gắn với “sao”) nhưng sau đó vẫn được nhất trí chọn lựa.
|
|
Giải thưởng không chỉ là hoạt động truyền thông, quảng bá lớn nhất trong năm của ngành PM Việt Nam mà còn là trợ thủ đắc lực cho các DN đoạt giải trong xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường trong nước, đồng thời khẳng định uy tín với đối tác nước ngoài. Ngày càng nhiều các DN đăng ký tham gia bình chọn các danh hiệu Sao Khuê về xuất khẩu, Sao Khuê về chất lượng PM. Với các sản phẩm, dịch vụ PM trong nước, giải thưởng Sao Khuê đã giúp nhiều DN tăng mạnh doanh số và số lượng khách hàng.
Diện mạo của ngành PM Việt Nam sau 5 năm đã thay đổi, các DN hội viên VINASA cũng đã có bước tiến dài. Công ty FPT đã trở thành tập đoàn lớn, FPT-soft đã trở thành công ty PM lớn nhất Đông Nam Á với trên 2.500 lập trình viên. CMC cũng đang chuyển mình thành tập đoàn CNTT tư nhân mạnh, FCG Việt Nam và TMA đang tiến đến đích trở thành công ty PM tầm cỡ khu vực với qui mô 1.000 lập trình viên.
Qua các kỳ giải thưởng, từ năm 2007, VINASA đã biên soạn và phát hành cuốn sách đặc biệt mang tên “Danh bạ dịch vụ và sản phẩm PM ưu việt Việt Nam” , trong đó giới thiệu tất cả các DN, dịch vụ và sản phẩm PM đoạt giải Sao Khuê để giúp các đơn vị và người sử dụng PM thuận tiện trong việc chọn lựa sản phẩm PM và nhà cung cấp.
-
Nhà quản lý thoáng
28/11/2009
Trong cuốn sách này, Chandler và Black đề xuất một cách nhìn mới cho tất cả các nhà quản lí. Bằng những câu chuyện, những ví dụ và những hành động cụ thể sống động để độc giả thực hành, cuốn sách cho các nhà quản lí – dù mới làm hay đã dày dạn – thấy làm thế nào để huấn luyện và khơi gợi nhân viên thay vì lượn lờ xung quanh mà thúc họ làm việc. Trong cơ chế này sức mạnh của từng nhân viên đều được đề cao và mài sắc trong bầu không khí hợp tác và giúp nhau đặt mục tiêu. Nhà quản lý thoáng như một tác phẩm kinh điển đương đại sẽ làm thay đổi vĩnh viễn phong cách lãnh đạo và điều hành.
-
Danh ngôn Lan man
17/10/2009
1.Giữ vững được đạo đức trong thành công còn quan trọng hơn trong hoạn nạn. (Ph. Lassosphuco-pháp).
2.Bệnh từ miệng mà vào, vạ từ miệng mà ra. (nn trung quốc).
3.Chẳng nếm mùi cay đắng khó nên bậc siêu quần.(nn trung quốc)
-
Tăng tốc cho kết nối Internet 17/7/2009
03/11/2009
Làm thế nào để tăng tốc một kết nối Internet để bạn có thể truy cập vào các ứng dụng, website hay là
-
Quản trị dòng nhân lực trong kỷ nguyên mới
28/11/2009
Làm thế nào để biến vấn đề bỏ việc của nhân viên thành nguồn lực phát triển kinh doanh của mình? “Tại sao nhân viên nghỉ việc? - một trong những thành viên tham gia hội thảo về quản lý đặt vấn đề - vì lương bổng, cơ hội đào tạo, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp! Một trại trẻ miễn phí! Và anh ta đặt tờ đơn xin nghỉ việc lên bàn ...”, những câu hỏi tương tự xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Nhân viên bỏ việc. Người mới đến - và lại bỏ việc. Không một lời phàn nàn và cũng không một lời giải thích lý do. Có lẽ họ chưa coi công ty là nhà mình mà chỉ coi nó là trạm dừng chân qua đường tạm thời mà thôi. Liệu điều đó có thể là đúng hoàn toàn với họ?
-
Cổ đông nhỏ lẻ: Bám víu vào đâu?
26/12/2012
Cổ đông, bất kể lớn hay nhỏ đều là những người bỏ tiền mua cổ phiếu và nắm quyền sở hữu doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế, cổ đông nhỏ lẻ thường bị phân biệt đối xử. Một câu hỏi đặt ra là họ có thể bám víu vào đâu để quyền lợi của mình được bảo vệ?