1. Dung dịch làm ẩm và chất phụ gia:
DDLA trong trường hợp lí tưởng có độ cứng của nước từ 8°dH đến 12°dH (theo tiêu chuẩn Đức, phần sau sẽ nêu rõ) và độ pH từ 4,8 đến 5,5.
– Bên cạnh đó, nhiệt độ DDLA cũng đóng 1 vai trò quan trọng, khoảng cho phép từ 10°C->15°C. Một điều mà người thợ in phải biết: Nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng DDLA đọng hạt trên các ống dẫn và trong máng DDLA, từ đó dẫn đến việc DDLA dạng hạt khi lên bản và cao su in. Hình dưới đây mô tả nước đóng dạng hạt:
– Chất phụ gia là một hệ thống chất phức tạp từ các thành phần khác nhau, nó cần thiết cho việc hình thành nhũ tương tối ưu khi in (trong in offset ướt, mực in khi qua lô cao su và lên giấy không thuần khiết như trong hũ mực vì nó có chứa 1 lượng từ 10 đến 30% DDLA), cần thiết cho việc tạo liên kết bề mặt (ở đây muốn nói đến sức căng bề mặt). Chất phụ gia cũng là một yếu tố để điều chỉnh độ pH của DDLA, chống lại hiện tượng gỉ sét trên bản in…..
– Vì lí do chất lượng nước khác nhau nên chất sử dụng cũng như định lượng trong DDLA cũng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất.
– Chúng ta biết rằng, nước trong tự nhiên không hoàn toàn tinh khiết mà có lẫn các tạp chất trong đó như chất khoáng, vi khuẩn… Đối với thợ in, nước máy là chất chính trong DDLA. Để đánh giá về nước, người ta thường dựa vào độ cứng của nó. Trong đó độ cứng của nước phụ thuộc chính vào hàm lượng Calcium và Magnesium trong nước.
Trước khi pha DDLA, độ cứng của nước phải được xác định, vì DDLA sau khi pha sẽ không thể xác định được hàm lượng các chất cần thêm vào. Độ cứng của nước được đo bằng một dải kiểm tra.
Phần cấn trong nước sẽ dẫn đến một số vấn đề rắc rối trong khi in như:
– lô mực…không có mực do cấn bám lên.
– đóng kẹt trên tấm cao su.
– tác động đến độ pH và làm cho nó dao động, không ổn định.
Ngoài ra, quá nhiều Chlorid, Sulfat hoặc Nitrat ion sẽ dẫn đến nguy cơ ăn mòn.
Độ cứng tổng cộng của nước sẽ được đo bằng một dải kiểm tra. Phương pháp đo khá đơn giản: Nhúng dải kiểm tra vào nước trong 1 giây, lấy ra, chờ khoảng 2 phút rồi đọc các số liệu.
3. Độ pH:
– "pH“ bắt nguồn từ tiếng la tinh (Potentia Hydrogenii), là một số logarith của nồng độ ion H+ trong dung dịch.
– pH là một giá trị đo chỉ thị độ acid, base (kiềm) trong dung dịch lỏng. Một chất lỏng độ pH = 5 có độ acid cao gấp 10 lần chất lỏng khác có độ pH = 6. Thông thường người ta dùng bột chuyên dụng để trung tính hoá sự tác động từ bên ngoài đến dung dịch, điều này cũng được áp dụng trong DDLA.
Tuy nhiên việc đo độ pH không có ý nghĩa nhiều đến việc đánh giá chất lượng DDLA, nó chỉ cho ta biết khi pha DDLA cần pha chất phụ gia như thế nào. Chất lượng DDLA sẽ được đánh giá qua độ dẫn điện của nó.
– Nước tinh khiết không dẫn điện, nhưng tạp chất trong DDLA làm gia tăng khả năng dòng điện truyền trong DDLA và vì thế tùy thuộc vào nguồn nước và chất phụ gia mà tính dẫn điện của DDLA cũng khác nhau.
– Nhiệt độ và nồng độ cồn cũng là nguyên nhân tác động đến tính dẫn điện. Càng nhiều cồn Iso propanol (IPA) thì tính dẫn điện càng giảm.
– Giá trị đo tính dẫn điện cần được xác định cho mỗi DDLA mới sẽ được thay cho DDLA cũ có sẵn trong máng. Khi độ dẫn điện đạt ngưỡng 1000 µS/cm thì cũng là lúc xem xét đến việc thay đổi DDLA. Để tránh các sự cố khi in, người ta thường khuyến cáo thay DDLA sau 14 ngày, với bộ lọc ta có thể kéo dài thời gian sử dụng DDLA hơn nhưng đó cũng chỉ là giải pháp nhất thời.
5. Liên kết với bề mặt bản in:
– Sức căng mặt ngoài của nước sẽ giảm dưới sự tác động của Gummi Arabic, Glycol, Glycerin hoặc cồn. Loại chất nào được sử dụng đều có trong các bảng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kiểm tra cồn: Cồn được sử dụng trong in phải tinh khiết, có một phương pháp kiểm tra khá đơn giản được Heidelberg trình bày như sau:
– "Lấy một cốc thủy tinh sạch, cho 1 lượng nước và cồn vào cốc. Để yên trong 30 đến 45 phút, khi đó dung dịch phải trong suốt, nếu dung dịch trở nên mờ đục thì cồn đó không dùng được “
Đo lượng cồn trong DDLA:
– Dụng cụ đo tỉ lệ chất lỏng (Aräometer – Hydrometer) có trong DDLA phải được để tự do chuyển động trong chất lỏng nằm trong ống nghiệm thủy tinh. Trong chất lỏng và trong dụng cụ đo không được có bong bóng khí. Số liệu về chất lỏng trong suốt sẽ đuợc đọc từ phía dưới. Giá trị đo tính bằng % thể tích. Nhiệt độ cũng sẽ được đo, cùng với tỉ lệ % thể tích chất lỏng để tính ra hàm lượng IPA có trong DDLA. Tuy nhiên giá trị này chỉ có tính tham chiếu, dựa vào bảng dưới đây để ta có thể suy ra giá trị thật cho nồng độ IPA trong DDLA:
– Chẳng hạn, giá trị đo được là 9,5% nhưng thực tế nồng độ IPA là 14%.
Việc đo cồn trong DDLA thông thường dựa vào khối lượng riêng của DDLA, nó phụ thuộc không chỉ vào khối lượng riêng của IPA, mà còn chịu sự tác động của nhiệt độ, chất phụ gia thêm vào và mức độ tạp chất của nó.
6. Các nhược điểm của cồn:
-IPA làm tăng hiện tượng bóng ma (Schablonieren), vì DDLA tác động xấu đến nhũ tương in.
– Quá nhiều IPA có thể làm chất kết dính trong mực in bị tiêu giảm, mức độ bóng của mực giảm, đặc biệt là mực sử dụng pigment kim loại nặng.
– IPA tác động đến giấy in, ké đóng cục lên tấm cao su.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ hữu dụng cho máy in Offset của hãng Heidelberg, đối với các máy in khác thì những thông tin trên chỉ có giá trị tham khảo.