So với những đồng sự của họ trong thời hoàng kim những năm 1990, doanh nhân công nghệ hiện nay có độ tuổi trung bình cao hơn và dày dặn kinh nghiệm trận mạc hơn song lòng nhiệt tình, chuyên tâm và cảm hứng làm việc thì không hề thay đổi.

Tất cả giống như một câu chuyện cổ tích tự ngày xửa ngày xưa. Một anh chàng trẻ tuổi tài cao, vừa chân ướt chân ráo tốt nghiệp Đại học Stanford, ấp ủ một ý tưởng thành lập công ty tuyệt vời và cũng được vận may mỉm cười khi có những người bạn đủ nhiệt tình để giúp anh ta biến ý tưởng đó thành hiện thực. Họ viếng thăm một số nhà đầu tư trên đại lộ Sand Hill danh tiếng trên khu đồi nhìn xuống Thung lũng Silicon, kiếm được bộn tiền và mở văn phòng ngay tại Trung tâm Thương Mại miền Nam San Francisco.

Thật không may, tất cả chúng ta đều biết câu chuyện cổ tích đó đã chấm dứt như thế nào. Công ty đó phá sản, các nhà đầu tư giẫm đạp lên nhau để tranh cướp những gì còn sót lại, còn nhà doanh nhân trẻ của chúng ta thì kết thúc trong cảnh… xếp hàng xin việc tại một công ty khác trong Thung lũng, nơi mà trước đó anh ta từng thề không bao giờ đặt chân đến.

Nhưng cũng giống như trái tim của fan bóng đá hâm mộ Manchester United mỗi khi bước vào một mùa giải mới, niềm hy vọng lại tự đổ đầy trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Một thế hệ các doanh nhân trẻ mới lại háo hức theo đuổi giấc mộng Mỹ kiểu Thung lũng Silicon như các bậc cha anh ngày xưa. Nhưng may mắn hơn, thế hệ này già dặn hơn, trưởng thành hơn, hiểu biết về kinh doanh hơn, và quan trọng nhất, cẩn trọng hơn nhiều.

Những doanh nhân "hàng loạt"

David Skok, giám đốc hãng đầu tư Matrix Partners tại Boston cho biết phần lớn các khoản đầu tư của hãng ông đang nằm trong tay những người trạc 30 tuổi hoặc hơn đôi chút. Thực tế này quả là một sự thay đổi kỷ lạ với chính Skok, người thành lập công ty đầu tiên có tên gọi Skok Systems ở tuổi 21. Đó là vào năm 1977.


Doanh nhân công nghệ thời hiện đại là những doanh nhân "******", tuổi đời quá 30 và giày dặn kinh nghiệm trận mạc…
Tại sao lại có xu hướng chuyển đổi này? Theo Skok, đó là vì môi trường kinh doanh và tồn tại đã khắc nghiệt và khó khăn hơn rất nhiều so với cách đây 30 năm. Ngày càng có nhiều người nhận ra rằng họ cần có kinh nghiệm để có thể thành công và tồn tại được. Guy Kawasaki, một chuyên gia về đánh giá dự án lập hãng công nghệ cũng tán thành ý kiến này: "Các nhà đầu tư muốn những doanh nhân "******" (đã thành lập công ty nhiều lần) chứ không phải những anh chàng mặt còn hơi sữa, ngựa non háu đá."

Đó là lý do vì sao mà thế hệ doanh nhân kiểu mới lại bao gồm những gương mặt như Mark Fleury, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của hãng phần mềm nguồn mở JBoss ở tuổi 36. Công ty đầu tiên do Fleury mở đã bị phá sản và anh cùng gia đình đã buộc phải sống nhờ nhà vợ trong thời gian chờ đợi thành lập công ty thứ hai.

Làm ăn quanh chữ "rẻ"

Cũng phải kể đến Ross Mayfield, 34 tuổi, người sáng lập ra Socialtext, hãng phát triển phần mềm hỗ trợ hợp tác trực tuyến – một doanh nhân đúng nghĩa "******". Công việc đầu tiên của Ross là ở Đông Âu vào năm 1995, cố vấn đặc biệt cho Lennart Meri, vị tổng thống đầu tiên của Estonia, với mức lương 300 USD/tháng. Sau đó, Ross đã đứng ra đồng sáng lập RateXChange, một website trung gian liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Cũng giống như nhiều hãng công nghệ mới thành lập khác trong thời buổi hiện nay, Socialtext hoạt động hoàn toàn dựa trên nguyên lý "rẻ". Công ty của Ross chỉ thuê có mười nhân viên nhưng quản lý tới 50 khách hàng. Trong một môi trường Web có tính hợp tác cao như bây giờ, tuyển dụng đông nhân viên là một việc làm không cần thiết.

Tuy nhiên, trong một thế giới "chó cắn chó" như Thung lũng Silicon, liệu có còn chỗ cho sự trắc ẩn và lòng thương? Có phải các nhà đầu tư đang bỏ mặc những doanh nhân trẻ mà họ cho là non nớt? Nhưng hãy nhớ, ông chủ cũ của Kawasaki tại Apple Computer chính là Steve Jobs, một người bỏ học đại học giữa chừng và thành lập công ty ở tuổi chỉ có 21. Và một nhân vật khác, cũng bỏ Harvard giữa chừng, với danh xưng Bill Gates đã chẳng cần phải dựa dẫm quá nhiều vào các tập đoàn đầu tư để có được mộtMicrosoft như ngày nay. Họ chắc chắn là những "kẻ trẻ tuổi liều mạng, cả gan". Bạn đánh mất phẩm chất đó khi bạn già đi, mà đôi khi trong kinh doanh, bất liều bất thành.

Công nghệ của Aliph đang làm thay đổi cách thế giới trò chuyện và đàm thoại.
Tuy nhiên, chiếm số đông trong lực lượng doanh nhân ngày nay vẫn là những ông chủ tóc đã muối tiêu hoặc… hói. Hãy để mắt tới năm công ty sau đây và những ông chủ không còn quá trẻ của họ:

• Fleury với hãng phần mềm nguồn mở JBoss.

• Socialtext của Mayfield sử dụng sức mạnh hợp tác củaInternet như một phương thức hoàn toàn mới để phát triển công nghệ.

• Svetlozar Nestorov, tốt nghiệp đại học về công nghệ thông tin, chuyên ngành khai thác dữ liệu cùng với hai vị sáng lập ra Google. Năm ngoái, Nestorov đã khai trương một công cụ tìm kiếm du lịch có tên Mobissimo.

• Mike Horton đang ôm ấp giấc mơ trở thành "Bill Gates" của ngành công nghệ cảm biến với hãng của mình – Crossbow Technology.

• Hosain Raham and Alex Asseily: hai anh chàng trẻ tuổi nhất, đang cố gắng thay đổi cả thế giới công nghệ đàm thoại và giọng nói bằng Công ty Aliph.