1. Mã QR

Bạn đã nhìn thấy những mã vạch hai chiều trên các quảng cáo, bao bì sản phẩm và thậm chí là các biển hiệu cửa hàng. Ý tưởng này dành cho người tiêu dùng chụp ảnh với chiếc điện thoại thông minh và sử dụng các ứng dụng để có thể giải mã các kí tự loằng ngoằng khó hiểu và sau đó đưa những hình ảnh lên một trang web tiếp thị hoặc người tiêu dùng cũng có thể là tải về một số nội dung hấp dẫn.

QR có thể là viết tắt của “đáp ứng nhanh” (Quick Respond) nhưng nó cũng có thể là chữ viết tắt của phản ứng không thực tế. Quay trở lại tháng 6/2011, comScore ước tính rằng 14 triệu người Mỹ dùng QR với điện thoại của họ.

Thoạt nghe con số đó tưởng chừng là rất lớn nhưng đó mới chỉ là 6,2% tổng số những người dùng di động. Vì vậy, sử dụng chúng như một công cụ tiếp thị chiến lược đồng nghĩa với việc bạn đang tiếp cận một phần rất nhỏ thế giới khách hàng tiềm năng của bạn.

Thêm vào đó, rất nhiều người tiêu dùng không biết cách sử dụng chúng và các loại mã vạch 2D phức tạp khác đang tồn tại. Vì thế mà bạn đừng đi theo xu hướng này.

 Hãy dành thời gian của bạn vào các hình thức giao tiếp khác mà tất cả các khách hàng của bạn có thể hiểu được ngay.

2. Dữ liệu lớn

Mọi người đều cần dữ liệu lớn, nếu bạn đọc tạp chí kinh doanh và kĩ thuật. Nhưng thuật ngữ này đã trở thành một cụm từ vô định hình bao trùm lên mọi thứ trong các lĩnh vực khác. Dữ liệu lớn thật sự bao gồm hàng triệu hay hàng tỉ các điểm dữ liệu.

Chúng ta đang nói tới các công việc phức tạp như dự báo thời tiết, hay việc tra cứu Google các xu hướng trong số các truy vấn mà dữ liệu lớn thấy trong ngày.

Cấp độ của phân tích dữ liệu có thể còn lâu mới chính là những gì bạn cần cho công việc kinh doanh. Hầu hết các quyết định được xây dựng trên các dữ liệu nhỏ: hàng tá hay hàng trăm họăc có thể hàng ngàn điểm dữ liệu.

Nếu bạn không có những hệ thống giúp bạn sử dụng hiệu quả những dữ liệu mà bạn có một cách thường xuyên, thì việc nhìn vào dữ liệu lớn thì sẽ chẳng khác nào việc bạn muốn nhảy vào đại dương để tránh nước từ vòi hoa sen.

Cũng như vậy, có nhiều dữ liệu thì khó hơn rất nhiều so với mọi người nghĩ. Có vài Nate Sivers ngoài kia nhưng bạn không thể có khả năng chi trả cho họ để thuê họ làm việc.

Thay vì cố gắng xem xét, chọn lọc qua hàng loạt rất nhiều dữ liệu, hãy dành thời gian nhiều hơn vào việc tinh chỉnh sản phẩm của bạn hay kết nối tư nhân với các khách hàng.

3. BYOD

Những người theo dõi nền công nghiệp kĩ thuật có rất nhiều ý kiến về BYOD, gọi ngắn gọn và dễ hiểu là mang thiết bị cá nhân đi làm. Ý tưởng này cho phép các nhân viên sử dụng máy tính của riêng họ, điện thoại thông minh hay máy tính bảng, và theo ý tưởng này, nhân viên sẽ làm việc năng suất và hiệu quả hơn.

Thêm một điểm cộng nữa là theo người hâm mộ của ý tưởng này, nó cho phép các doanh nghiệp thóat ra khỏi kinh doanh phần cứng.

Đã đến lúc có sự kiểm tra thật sự. Chắc chắn, để công nhân mang thiết bị di động vào nơi họ làm có ý nghĩa. Nhưng đừng cho rằng, chỉ vì nhân viên được sử dụng thiết bị số yêu thích thì mới có thể đột ngột tăng năng suất.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ không nhận được mức hỗ trợ đầy đủ? Bạn có sẵn sàng cho họ thoát khỏi nhiệm vụ trong khi họ chờ đợi một bên thứ ba không có động lực để sửa chữa máy móc của họ trong một vài tuần?

Việc cần làm là chỉ ra những gì nhân viên cần phải làm, nguồn lực nào là cần thiết và khi nào họ cần làm gì. Và nếu nghĩ rằng việc cho phép mọi người sử dụng thiết bị riêng có ý nghĩa, hãy làm từ từ từng chút một.

4. Trò chơi điện tử hóa các ứng dụng 

Trò chơi điện tử rất lôi cuốn. Trò chơi điện tử rất thú vị. Trò chơi điện tử có tính tương tác. Không nghi ngờ gì khi các doanh nghiệp đều có phần trong lĩnh vực này.

Tại sao một khách hàng lại không có một cái huy chương cho việc ở trong khách sạn hay thường xuyên đăng kí ở nhà hàng?

Nó có thể giúp một vài công ty, nhưng nó lại có hơi hướng của giải pháp mang tính đạn bạc. Nếu bạn không thực hành, xem xét kĩ, đưa ra và cách kinh doanh không mang khách hàng lại gần hơn, sử dụng trò chơi sẽ chẳng giúp ích được gì.

Các mánh lới quảng cáo có thể có tác dụng để cải thiện doanh số hay bất cứ thứ gì. Trong tâm lý tổ chức, nó được gọi là hiệu ứng Hawthone. Con người bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn bởi vì quản lý chú ý nhiều hơn.

Nhưng rồi một thời gian sau, mọi thứ lại quay về hiện trạng ban đầu, vì mọi người lại quen với cái tình trạng mới. Khi tất cả được nói và làm, các trò chơi điện tử dựa vào tính thay đổi của người tiêu dùng và có thể tự nhiên sớm nở tối tàn, điều mà có thể không phải là cái bạn dự tính để cải thiện kinh doanh.

5. Công ty internet người tiêu dùng

Năm trước là một năm phát triển mạnh mẽ đối với các công ty internet cho người tiêu dùng. Rất nhiều tiền đã được đổ vào lĩnh vực này, chiếm 57% lưu lượng thỏa thuận trong quý thứ ba. Những doanh nghiệp mới đáng chú ý như Cheezburrger và Glam Media đã có những đóng góp đáng kể.

Và chỉ cần nhìn vào số tiền mà bạn có thể làm được thông qua vụ mua bán: thậm chí sau khi giá trị cổ phiếu của Facebook giảm, thì Instagram vẫn được bán với giá 741 triệu USD vào năm nay.

Điều đó không phải là quá nhanh. Hãy xem hàng trăng người tiêu dùng sử dụng internet vào năm 2012 thông qua các cuộc thi nhưng sau đó hãy coi xem bao nhiêu người bị rơi vào quên lãng.

Cho dù lĩnh vực này vẫn thu hút nhiều sự chú ý và hứng thú, có những dấu hiệu cho thấy các đầu tư mạo hiểm đang bắt đầu chi ít tiền hơn vào khái niệm đang có nguy cơ kém thịnh hành này.

Năm nay, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã đưa ra những điểm sáng hơn, đặc biệt trong dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin.

Thay vì biến mọi ý tưởng thành các trang web ứng dụng cho người tiêu dùng, hãy coi như những gì bạn có thể làm sẽ có những giá trị lâu đời cho một nhóm người. Bạn sẽ không được mời tới tiệc của thung lũng Silicon, ít nhất là vào lúc đầu nhưng bạn sẽ sớm có được doanh thu để cho mọi thấy năng lực của mình.